Giai phẩm Liễu Quán số 30: Công bố tư liệu về 2 ngôi cổ tự ở Huế do Tổ sư Liễu Quán khai sơn

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Liễu Quán số 30, phát hành trong mùa Vu lan Phật lịch 2567 (2023) với chuyên đề: “ Tổ đình Viên Thông và cổ tự Viên Giác: Tự sở, truyền thừa và di sản tư liệu ” - giới thiệu đến quý độc giả hai ngôi cổ tự xứ Huế do Tổ sư Liễu Quán khai sơn vào cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII.
Bìa Liễu Quán số 30, mỹ thuật: Mai Quế Vũ

Bìa Liễu Quán số 30, mỹ thuật: Mai Quế Vũ

Lần đầu tiên, một nghiên cứu, khảo sát phong phú nhất từ trước đến nay về 2 ngôi cổ tự này được chư Tăng và các nhà nghiên cứu quan tâm, thực hiện nhằm giới thiệu đến công chúng, góp phần soi rọi lịch sử Phật giáo xứ Huế giai đoạn từ thời các chúa Nguyễn trị vì đến cuối vương triều Nguyễn.

Theo đó, nội dung chuyên đề cụ thể với các tác giả sau:

- Lê Đình Hùng: “Tổ đình Viên Thông: Lịch sử kiến trúc và địa lý cảnh quan”.

- Nguyễn Phước Bảo Đàn, Lê Thọ Quốc: “Về hệ thống pháp tượng - pháp khí tại hai ngôi cổ tự Viên Thông và Viên Giác”.

- Thích Không Nhiên: “Lịch đại trú trì Tổ đình Viên Thông và cổ tự Viên Giác”.

- Phan Đăng: “Văn bia chùa Viên Thông”.

- Phạm Đức Thành Dũng: “Khảo sát Hoành phi - Đối liễn chùa Viên Thông và chùa Viên Giác”.

- Nguyễn Phố, Phạm Đức: “Hoà thượng Chơn Kim Pháp Lâm qua văn vật tại chùa Viên Thông và chùa Châu Lâm”.

- Trần Văn Dũng: “Hoàng tộc Nguyễn với công đức hộ trì Tam bảo chùa Viên Thông”.

- Thích Pháp Hạnh, Nguyễn Văn Thịnh: “Điển tịch cổ Phật giáo hiện lưu tại chùa Viên Thông và chùa Viên Giác”.

Bên cạnh đó, trong số này còn có các nội dung nghiên cứu văn hóa và những trầm tư nhân Đại lễ Vu lan Phật lịch 2567:

- Nguyễn Anh Tuấn: “Về pho tượng Quán Thế Âm bằng sa thạch được phát hiện tại miền Tây Nam bộ”.

- Nguyễn Văn Phán, Nguyễn Văn Hiệu: “Khai Thiên Thống Vận”: Khảo cứu về các hiện vật đất nung thời Lý có tôn hiệu của Hoàng đế Lý Thái Tông”.

- Onishi Kazuhiko, Trần Đức Anh Sơn bổ chú, hiệu đính: “Vai trò của các nhà sư gốc miền Trung Việt Nam thời cổ trung đại trong giao lưu văn hoá - ngôn ngữ”.

Choong Yoke Meei (Tông Ngọc Mỹ), Nguyễn Đình Hưng dịch: “Tranh luận về na sunyataya sunya”.

Liễu Quán là ấn phẩm do Trung tâm VHPG Liễu Quán Huế thực hiện, xuất bản mỗi năm 3 số, với sự cộng tác của các nhà nghiên cứu uy tín, mỗi kỳ một chuyên đề, luôn đem tới nhiều thông tin bổ ích và ý nghĩa cho giới nghiên cứu văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa Huế nói riêng.

Liễu Quán là một trong số ít ấn phẩm Phật giáo được thực hiện công phu,trình bày đẹp, nhã; nội dung đáng đọc, đặc biệt là đối với những ai nghiên cứu, quan tâm về văn hóa dân tộc.

Liễu Quán là một trong số ít ấn phẩm Phật giáo được thực hiện công phu,trình bày đẹp, nhã; nội dung đáng đọc, đặc biệt là đối với những ai nghiên cứu, quan tâm về văn hóa dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày