Giao lưu với bạn trẻ: Thiền như là giải pháp giúp “cân bằng trong khủng hoảng”

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc và nhà văn Nguyễn Tường Bách giao lưu với bạn đọc về chủ đề "Cân bằng trong khủng hoảng"
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc và nhà văn Nguyễn Tường Bách giao lưu với bạn đọc về chủ đề "Cân bằng trong khủng hoảng"
0:00 / 0:00
0:00
GNO - “Cân bằng trong khủng hoảng” là chủ đề giao lưu cùng bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc và tiến sĩ vật lý, nhà văn Nguyễn Tường Bách do Phanbook tổ chức.

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc mở đầu trò chuyện vẫn với sự hóm hỉnh chia sẻ thật ra ai cũng sẽ dễ thấy sự mất thăng bằng. Vì chúng ta đang sống trong một thế giới bấp bênh, một thế giới vô thường, thay đổi, luôn luôn thay đổi từng phút giây, nên nhiều người dễ bị bệnh về “tâm”. Do đó “chúng ta phải thay đổi liên tục để thích nghi với sự thay đổi”.

Còn với nhà văn Nguyễn Tường Bách “cân bằng trong khủng hoảng” có vẻ nghịch lý nhưng nói lên tính chất của vũ trụ, của thế giới, của con người, của hạnh phúc đang vận hành, cũng nhờ vậy nó giữ được thăng bằng. Nhưng thỉnh thoảng sự vận hành nào đó bị lệch và lúc đó chúng ta khủng hoảng, tạo nên sự mất thăng bằng trong cuộc sống.

Nhà văn Nguyễn Tường Bách chia sẻ hiện nay các nước ở phương Tây có nhiều mối lo âu sau dịch bệnh, lo lắng về chiến tranh, về kinh tế đối đầu, trái đất nóng lên, hiện tượng di dân. Tâm lý giới trẻ phương Tây cũng nhiều thay đổi ảnh hưởng sau dịch bệnh, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, nghiện internet.

Nhà văn Nguyễn Tường Bách chia sẻ tại buổi giao lưu

Nhà văn Nguyễn Tường Bách chia sẻ tại buổi giao lưu

Hiện nay, con người đứng trước những ngã rẽ về mặt tâm thần thanh thiếu niên, về mặt phát triển trong tương lai của tâm hồn. Các nhà giáo dục đề ra ba giải pháp khắc phục đó là nên đi về với thiên nhiên, tham gia các hoạt động nghệ thuật và tham gia một môn thể thao.

Và cuối cùng nhà văn Nguyễn Tường Bách đưa ra thiền như là giải pháp, dành cho những ai có tâm tư già dặn, có thể bắt đầu thử hành thiền. Thiền là nhìn lại thân tâm mình đang vận hành như thế nào, để tìm sự bình yên trong nội tâm mình. “Tôi tin rằng thiền là phương thuốc tốt nhất chữa lành bệnh trầm cảm và chữa lành những bệnh lệch lạc trong tâm”, tiến sĩ Nguyễn Tường Bách chia sẻ.

Có nhiều phương pháp nuôi dưỡng mình. Phật dạy nhiều phương pháp, thì ‘tôi chọn phương pháp thở, nếu thở đúng thì chúng ta đã đủ tự tại”, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc cho biết.

Chia sẻ với một người trẻ để tăng trưởng nội lực trong buổi giao lưu thì theo nhà văn Nguyễn Tường Bách không thể có công thức chung. Nhưng từ kinh nghiệm cá nhân, ông chia sẻ thứ nhất là người trẻ phải biết lựa sách và biết cách đọc vì “đọc mới là nguồn kiến thức”. Nếu chỉ xem internet, tám ít câu với bạn bè, viết vài ba câu, nói những lời vô nghĩa thì kiến thức không thể nào có. Thứ hai đó là nên đi nhiều. Khi đi phải biết cách đi, biết cách nhìn, biết cách quan sát, đi là sự đào tạo sẽ làm tăng cường nội lực cho bản thân.

"Nói theo đạo Phật muốn tăng trưởng nội lực cho mình phải có chánh kiến (trong Bát Chánh đạo) là thấy cho đúng, để thấy cho đúng thì phải biết đọc và phải biết đi”, nhà văn Nguyễn Tường Bách chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Năm thứ quý giá ở đời

GNO - Theo Thế Tôn, có những thứ tuy quý giá nhưng dễ tìm, dễ được và có những thứ không khó tìm nhưng rất khó được. Khó được vì hiện hữu trước mắt mà không có tuệ giác để trân quý, chưa hội đủ nhân duyên để nhận ra đó là những báu vật ở đời.
Tô Đông Pha và Thiền sư Phật Ấn - Tranh Phật giáo Trung Quốc

Tám ngọn gió đời

GNO - Chúng tôi có biết một số giai thoại thú vị về Tô Đông Pha và Thiền sư Phật Ấn. Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn đối diện với "Bát phong”, tức tám ngọn gió đời. Có cách nào để có thể đứng vững trước tám ngọn gió ấy không?
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Đợi nắng

GNO - Buổi sáng, tại mảnh sân nhỏ, thấp thoáng một bóng dáng nhỏ xíu, gầy còm đi vào đi ra hồ như mẹ đang mong chờ một điều gì đó mà lòng bồn chồn khó tả. Rồi mẹ lại trở vào trong nhà khoác thêm chiếc áo, choàng thêm tấm khăn, chân đi ủng và bước ra vườn.

Thông tin hàng ngày