Hà Nội: Khóa tu Bát Quan trai định kỳ dành cho Phật tử tại chùa Bằng (Linh Tiên tự)

Khóa tu Bát Quan trai của Phật tử tại chùa Bằng
Khóa tu Bát Quan trai của Phật tử tại chùa Bằng
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Tại chùa Bằng - Linh Tiên tự (Q.Hoàng Mai, TP.Hà Nội), ngày 21-4, diễn ra khóa tu Bát Quan trai với sự tham dự của đông đảo Phật tử gần xa.
Đại đức Thích Quảng Nghĩa đăng đàn truyền giới cho các hành giả tu tập Bát Quan trai giới

Đại đức Thích Quảng Nghĩa đăng đàn truyền giới cho các hành giả tu tập Bát Quan trai giới

Đại đức Thích Quảng Nghĩa, Ủy viên Thường trực kiêm Phó Văn phòng Ban Hoằng pháp T.Ư, Giáo thọ chùa Bằng cử hành niêm hương bạch Phật, yết Tổ và đăng đàn truyền giới cho các hành giả tu tập Bát Quan trai giới.

Sau đó, Ni sư Thích nữ Hương Nhũ, Ủy viên Thường trực Ban Hoằng pháp T.Ư, Phó trưởng Phân ban Ni giới T.Ư có thời pháp thoại tới toàn thể đại chúng về lợi ích của việc tu tập Bát Quan trai giới.

Ni sư Thích nữ Hương Nhũ có thời thuyết pháp tại khóa tu

Ni sư Thích nữ Hương Nhũ có thời thuyết pháp tại khóa tu

Theo Ni sư, thọ Bát Quan trai giới là phúc báu lớn lao trong cuộc đời. Trong kinh Tăng Chi bộ, Đức Phật dạy rằng: “Trai giới của bậc thánh là dùng một phương pháp thích nghi để làm cho tâm cấu uế được thanh tịnh. Trong ngày trai giới, vị thánh đệ tử niệm Phật, niệm pháp, niệm Tăng, niệm giới… và thọ trì tám giới. Do tu tập trai giới, vị ấy niệm Phật, niệm pháp, niệm Tăng, niệm giới… mà tâm phát sinh niềm tin, thanh tịnh, các cấu uế, phiền não nơi tự tâm lắng xuống và bị đoạn tận”.

Ni sư cũng chia sẻ với các hành giả tu tập Bát Quan trai về nhân duyên thọ giới Bát Quan trai nhờ công đức và sự thỉnh cầu của bà Visàkha (Nguyện Trang Đài) mà Đức Phật đã đồng ý cho người cư sĩ tại gia thọ trì Bát Quan trai giới; đồng thời chia sẻ về ba lợi ích của việc tu Bát quan trai giới và các lợi ích của hành giả thực hành Bát Quan trai giới.

Hình ảnh khóa tu Bát Quan trai tại chùa Bằng:

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày