Hiểu như thế nào về giáo lý cơ bản của đạo Phật?

GN - Chúng ta tự hào Phật giáo có lịch sử hai ngàn năm gắn bó, đồng hành cùng dân tộc. Nhiều giá trị của đạo Phật đã đi vào đời sống và trở thành những yếu tố nền tảng trong thiết chế văn hóa, đạo đức truyền thống của người Việt Nam.

Điều đó đã được nhiều công trình nghiên cứu khẳng định. Tuy nhiên, với thời gian, đặc biệt là sự tác động của nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là hiện tượng du nhập của các tôn giáo đến từ phương Tây, chắc chắn có sự chuyển đổi tín đồ, theo đó, thay đổi về nhận thức, niềm tin tôn giáo trong một bộ phận người dân.

Cho đến nay, theo người viết bài này, ngoài con số thống kê tín đồ các tôn giáo được các cơ quan chức năng của Chính phủ công bố căn cứ trên thông tin người dân tự kê khai trong các cuộc tổng điều tra dân số tại nước ta, thì chưa hề có sự điều tra nào từ Giáo hội, mặc dù đã có vài lần một ban chuyên môn của Giáo hội đưa vào phương hướng và khẳng định sẽ thực hiện.

tin do.jpg


Vấn đề căn bản hơn, tín đồ Phật giáo nhận thức về giáo lý căn bản của đạo Phật như thế nào?

Sách trắng về Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam xuất bản năm 2006, số lượng tín đồ Phật giáo là “khoảng 10 triệu”, nhưng kết quả thống kê dân số năm 2009 thì số tín đồ Phật giáo là 6.802.318 người, và khi báo chí công bố số liệu này, nhiều ý kiến phản biện, cho là không chính xác. Con số đưa ra để phản biện cũng chỉ là con số định lượng cảm tính, không phải kết quả của một cuộc điều tra khác.

Vấn đề căn bản hơn, tín đồ Phật giáo nhận thức về giáo lý căn bản của đạo Phật như thế nào?

Một cách hiếm hoi, chúng tôi gặp được một báo cáo khóa luận của một học viên chương trình cao học chuyên ngành xã hội học tôn giáo thực hiện vào năm 1997, tác giả là Nguyễn Đình Trực, trong đó có nội dung “sinh hoạt tôn giáo ở nước ta giai đoạn hiện nay”.

Kết quả tác giả có được qua cuộc điều tra với 200 mẫu tại một ngôi chùa nhỏ ở quận Gò Vấp - TP.HCM, về giới tính nữ: 83%, nam: 17%; độ tuổi 20-30: 4%, 30-40: 10%, 40-50: 17%, trên 50: 69%. Đi chùa vì đức tin chiếm 56%. Số còn lại vì đến thăm hài cốt thân nhân, có người quen ở trong chùa, đi theo bạn bè chiếm 39%. Cơ cấu nghề nghiệp: sinh viên - học sinh: 4%, kinh doanh: 41%, công chức: 8%, mất sức lao động: 33%, ngành nghề khác: 14%.

Trước câu hỏi “Tứ diệu đế là gì?”, với thang điểm 10 khi chọn các đáp án đúng, kết quả có được 4% trả lời đúng, 6% được 8 điểm, 62% được 5 điểm và 38% dưới 5 điểm. Tác giả cho biết những người thường xuyên đi chùa thì lại thuộc nhóm có số điểm trung bình và dưới trung bình.

Đây chỉ là kết quả của cá nhân và trong khuôn khổ phục vụ cho một khóa luận của chương trình cao học cách đây đã 22 năm, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề; thiết nghĩ Giáo hội, đặc biệt các ngành hoằng pháp và hướng dẫn Phật tử, cần quan tâm, nên thực hiện những cuộc điều tra xã hội học, để có cơ sở hình dung về nhận thức của người Phật tử, theo đó, đề ra nội dung chương trình giảng dạy thống nhất về Phật pháp căn bản - cơ sở để xác lập niềm tin có chánh kiến, phân định được đâu là Phật giáo, đâu là giả danh Phật giáo kiểu “mượn đạo tạo đời”. Có như thế Phật tử mới hộ trì được Phật pháp một cách phù hợp.

Đó cũng là cách để giảm và tránh thực trạng cùng một nội dung mà mỗi vị giảng sư lại nói một hướng, thậm chí phủ định lẫn nhau, gây hoang mang cho tín đồ.

Bình luận

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Lũ lớn nhấn chìm hàng ngàn nhà dân ở Nghệ An

Nghệ An: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh kêu gọi vận động cứu trợ, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

GNO - Ngày 24-7, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An đã thay mặt Ban Trị sự ấn ký Thư kêu gọi số 117/TKG-BTST vận động cứu trợ, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 (Wipha) gây ra.
Chư hành giả Tăng chụp ảnh lưu niệm sau Lễ Bố-tát

Gần 200 Tăng Ni Bố-tát tại tổ đình Phổ Quang và Kim Sơn

GNO - Sáng 1-6 (nhuận) năm Ất Tỵ (25-7-2025), chư Tăng trên địa bàn các phường Phú Nhuận, Đức Nhuận và Cầu Kiệu (TP.HCM) đã vân tập tổ đình Phổ Quang để cử hành Lễ Bố-tát, thính giới và sinh hoạt Tăng sự kỳ 3 trong mùa An cư kiết hạ Phật lịch 2569.
Thangka thường được đặt trên bàn thờ và được dùng làm điểm tập trung cho việc cúng dường, lễ lạy và tụng niệm. Đối với người tu theo Kim cương thừa, Thangka còn là công cụ hỗ trợ thiền định và quán tưởng

Giữ hồn Thangka - Bảo tồn nghệ thuật thiêng liêng giữa thời hiện đại

GNO - Thangka không chỉ là nghệ thuật thị giác, mà là pháp khí của sự hành trì. Mỗi nét vẽ đều được thực hiện bằng chánh niệm, như một hình thức thiền định sống động. Giữa thời hiện đại nhiều biến động, những người nghệ sĩ ở Nepal vẫn âm thầm gìn giữ ngọn lửa của truyền thống này.

Thông tin hàng ngày