Hình ảnh của Đức Phật bị sử dụng phi pháp

Hình ảnh của Đức Phật bị sử dụng phi pháp
GNO - Với sự phổ biến ngày càng tăng của Phật giáo và văn hóa Thiền trên toàn cầu, đặc biệt là ở phương Tây, đã có một sự biến tướng bởi nhiều người vì lợi nhuận dựa trên các hình tượng Phật giáo.

Theo đó, nhiều mặt hàng thời trang và các doanh nghiệp khác nhau đã cố gắng kiếm lợi bằng cách thể hiện hình ảnh của Đức Phật trong hàng hóa và xây dựng thương hiệu của riêng họ. Cộng đồng Phật giáo trên khắp thế giới đã liên tục bị lăng mạ và xúc phạm bởi việc sử dụng hình tượng Phật giáo vì mục đích trên.

buddha-shoes.jpg

Giày dép in hình Phật

Đã có nhiều trường hợp sử dụng hình tượng Phật trên khắp thế giới bị chỉ trích: Từ việc tạo ra các quán bar Phật, giày và các thiết kế thời trang, tác phẩm nghệ thuật và áp phích, đến ghế ngồi hình đầu Phật. Các mặt hàng gây tranh cãi này đi ngược lại với tình cảm của Phật tử bởi vì đối với tất cả Phật tử, các biểu hiện của Đức Phật được xem là những thứ được tôn kính nhất của Phật giáo.

Hơn nữa, đối với các tín đồ mộ đạo, hình ảnh Đức Phật làm cho việc thực hành thêm mạnh mẽ và quan trọng khi họ có một đối tượng hữu hình để tập trung vào và truyền cảm hứng cho họ hoàn thiện các nghi thức thực tập chuyển hóa nội tâm.

Các cơ sở phục vụ rượu, các sản phẩm thuốc lá và các chất kích thích khác bên dưới một bức tượng Phật lớn, cái gọi là "quán bar Phật", không may đang tồn tại khắp nơi trên thế giới. Những quán bar Phật như thế này đã được thành lập tại Malaysia, Myanmar, Hoa Kỳ, Pháp và nhiều nước châu Âu khác.

Đối với công chúng nói chung, các quán bar Phật "chỉ là một quán bar" với thiết kế hiện đại (thường là một bức tượng Phật lớn) và là nơi để cảm thấy yên bình và "thiền" khi thưởng thức cuộc sống xã hội. Tuy nhiên đối với các Phật tử, quầy bar không phải là nơi lý tưởng để an trí một bức tượng Phật.

budaba(1).jpg

Phật tử phản ứng gay gắt vì những "Buddha Bar"

Trong nhà và chùa chiền, các Phật tử tạo ra một khu vực đặc biệt để bố trí bàn thờ cầu nguyện, cùng với một bức tượng Phật. Như vậy, cộng đồng Phật giáo nhận thấy rất khó chấp nhận các địa chỉ nhạy cảm này bởi vì niềm tin sâu xa bắt rễ sâu đối với bậc Giác ngộ, đang bị người khác xúc phạm đến.

"Đối với bất kỳ tôn giáo nào, hình tượng tôn giáo không nên được xem nhẹ như một sản phẩm vượt ra ngoài bối cảnh tôn giáo và tâm linh của tôn giáo đó nhằm tránh vi phạm chính tôn giáo, văn hóa mà hình tượng ấy thuộc về, cũng như xã hội mà hình tượng đó miêu tả.

Không cần phải nói, hầu hết các cộng đồng Phật giáo sẽ khó chấp nhận cho công chúng nói chung, những người không thực sự hiểu được tầm quan trọng của Phật giáo, giáo pháp, và chính các hình tượng Phật giáo. Hơn nữa, giới thứ năm của Phật giáo khuyên tránh các chất men độc hại.

Hơn nữa, Cristina Richie, nhà thần học của Cao đẳng Boston, ghi nhận tầm quan trọng của tượng Phật trong báo cáo khoa học của cô, cô nói: "Trong các bức tượng Phật châu Á, mỗi một phần của bức tượng mang tính biểu tượng cao và có mối liên hệ giữa các yếu tố vật lý với các lý tưởng tôn giáo. Những tác phẩm điêu khắc được thực hiện với ý định rằng các tín đồ sẽ tăng cường sự hiểu biết của họ về sự giác ngộ thông qua việc xem xét và nội hóa ý nghĩa về Đức Phật".

Trong năm 2012, công ty Icon Shoes có trụ sở tại California đã thiết kế và quảng bá một dòng giày trong đó miêu tả hình ảnh Đức Phật trên những đôi giày. Khi những đôi giày này xuất hiện trên thị trường, các cộng đồng Phật giáo Mỹ và toàn cầu đã bị xúc phạm bởi sự thiếu tôn trọng này vì truyền thống Phật giáo cơ bản được mang trên bàn chân và thẳng thừng phản đối nhằm muốn những hình ảnh và những đôi giày này rút ra khỏi thị trường.

Trong hầu hết các nền văn hóa châu Á, giày dép được bỏ ra trước khi vào nhà, và đặc biệt là điện thờ. Trong một số nền văn hóa, thậm chí việc đôi chân của bạn hướng về phía bàn thờ Phật hoặc các bậc thầy được coi là thiếu tôn trọng. Do đó, nhiều cộng đồng Phật giáo đã bị xúc phạm và sỉ nhục khi nhìn thấy những đôi giày đó khắc họa hình ảnh của bậc thầy vĩ đại.

Bhuchung Tsering, thuộc Phong trào Quốc tế vì Tây Tạng, đã nói: "Truyền thống Phật giáo cơ bản đối xử các hình ảnh của các vị thánh Phật giáo với sự tôn kính. Việc in những hình ảnh trên giày là thiếu tôn trọng đối với các Phật tử".

Do những phản ứng trực tuyến từ các Phật tử bị xúc phạm từ khắp nơi trên thế giới tràn ngập công ty, Icon Shoes đã loại bỏ những đôi giày gây tranh cãi này ra khỏi trang web của mình.

Trong năm 2015, tại Seoul, Hàn Quốc, KARE, một công ty trang trí nội thất của Đức, sản xuất những chiếc ghế đẩu hình đầu Phật (ảnh) và bán nó trong các cửa hàng bách hóa địa phương và cửa hàng của họ ở Shinsa-dong, Seoul.

sgabello-buddha-77974-.jpg

Cộng đồng Phật giáo Hàn Quốc đã nhận thấy điều kỳ quặc này và kêu gọi chi nhánh Hàn Quốc của KARE ngừng bán sản phẩm này ngay, nói rằng "Đức Phật không phải là một món đồ nghệ thuật" và "hình ảnh của Đức Phật không phải là đồ nội thất". Đối với một số tông phái Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo Thái Lan, đầu là một phần thiêng liêng nhất của cơ thể và không được chạm đến. BTN đã gửi nhiều thư đến trụ sở của KARE ở Đức để yêu cầu loại bỏ sản phẩm này của họ ra khỏi các cửa hàng.

Những hình tượng của Đức Phật là một biểu tượng mà các tín đồ dùng để đặt sang một bên những suy nghĩ tiêu cực và được nhắc nhở về lòng từ bi và lòng nhân hậu của Đức Phật, giúp các Phật tử gợi lên cảm giác bình an, tĩnh lặng và trầm tĩnh.

Đối với bất kỳ tôn giáo nào, hình tượng tôn giáo không nên được xem nhẹ như một sản phẩm vượt ra ngoài bối cảnh tôn giáo và tâm linh của tôn giáo đó nhằm tránh vi phạm chính tôn giáo, văn hóa mà hình tượng ấy thuộc về, cũng như xã hội mà hình tượng đó miêu tả.

Văn Công Hưng (Theo BTN)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày