Hoa Kỳ: Phật tử làm lễ Tsok cho các nạn nhân ngày 11-9

Một trong những biểu tượng tưởng niệm vụ đánh bom ngày 11-9-2001, chấn động nước Mỹ và cả thế giới
Một trong những biểu tượng tưởng niệm vụ đánh bom ngày 11-9-2001, chấn động nước Mỹ và cả thế giới
GNO - Trong Phật giáo Tây Tạng, Tsok là một nghi thức trọng đại, thường dành để tôn vinh những đấng thần minh nhất định. Nhưng vào ngày thứ Bảy (10-9), buổi lễ này lại có trọng tâm là chúc phúc cho những người bị ảnh hưởng bởi sự kiện bi thảm đã xảy ra 10 năm trước đây.

“Trong tất cả các truyền thống Phật giáo đều có cùng một động cơ là giúp đỡ người khác, những lời cầu nguyện sẽ được gửi đến tất cả chúng sinh, bao gồm những người còn sống sót, gia đình của họ và tất cả những ai cảm nhận được cái ngày khủng khiếp đó” - Melanie Foerschler, người tổ chức sự kiện, cho biết - “Ngài Sogan Rinpoche là người đang chủ trì buổi lễ Tsok đặc biệt này để cầu nguyện cho tất cả những ai bị ảnh hưởng vào 11-9”.

Trong sự kiện này, sẽ có không có treo cờ rủ, không có nước mắt và không có chào cờ. Trong một buổi lễ Tsok, mỗi người tham gia sẽ mang theo thức ăn. Với sự hướng dẫn của Lạt ma, họ sẽ dâng cúng thức ăn cùng với những lời cầu nguyện, thiền định trong im lặng, quán tưởng và đọc thần chú. Bữa ăn sau đó là bữa tiệc gồm những thức ăn trên. Đôi khi sự kiện được kết thúc với việc đọc thơ, tụng kinh hoặc ca hát.

Tsoks thường được tổ chức vào những ngày cụ thể, tôn vinh các vị thần và những dakini, dựa trên lịch âm lịch Tây Tạng.

Foerschler tin rằng giáo lý Phật về sự thanh thản, lòng từ bi sẽ có hiệu quả tốt trong những thời điểm khó khăn như thảm kịch 11-9.

Bà nói: "Trong Phật giáo, điều quan trọng đầu tiên là phải biết chăm sóc người khác. Chúng tôi thực sự đã nhìn thấy tất cả người Mỹ bày tỏ bản chất Phật của họ. Họ đã giúp đỡ nhau sau cái ngày bi thảm ấy”.

Đối với Sogan Rinpoche, người xuất xứ ban đầu từ Tây Tạng, nhưng đã sống ở vùng Vịnh trong hơn 10 năm, thì sự kiện này lại có ý nghĩa đặc biệt.

Rinpoche đã viếng thăm hồ Tahoe nhiều lần, để tiếp xúc với các sinh viên ở đây. Trong những năm gần đây, ông đã mở một trường trung học ở Tây Tạng. Ông gây quỹ để cung cấp một hệ thống nước sạch cho một tỉnh của Tây Tạng bị tàn phá bởi một trận động đất vào năm 2010. Ông đã đi du lịch trên khắp nước Mỹ và thế giới để giảng dạy Phật giáo.

Mười năm trước, ông đang ở Ấn Độ khi máy bay tấn công tòa tháp đôi. Ông nhớ lại cái ngày đó một cách rõ ràng.

"Tôi không có TV trong phòng" - ông nói - "Một người bạn thân đã gọi điện cho tôi và nói: 'Hãy đến đây, một cái gì đó đã xảy ra ở Mỹ'. Chúng tôi thật sự đã bị sốc".

Văn Công Hưng (Theo Tahoe Daily Tribune)

Sri Lanka: Đại sứ Mỹ tưởng niệm các nạn nhân ngày 11-9

Đại sứ Mỹ tại Sri Lanka và gia đình Maldives Patricia A. Butenis hôm 11-9 đã tưởng nhớ đến các nạn nhân của cuộc tấn công 11-9-2001, thông qua một buổi lễ tưởng niệm liên tôn giáo tại tư dinh của mình (ảnh).

Buổi lễ tại tư dinh bà Đại sứ.jpg

Nhân viên của Đại sứ quán đã tập trung cùng với khách mời để nghe một bài phát biểu của Đại sứ Butenis. Tiếp theo sau là lời cầu nguyện cho các nạn nhân của một linh mục Anh giáo, một nhà sư Phật giáo, một linh mục Ấn Độ giáo, một giáo sĩ Do Thái giáo, một giáo sĩ Hồi giáo và một linh mục Công giáo La Mã.

Đại sứ Butenis nói về cuộc tấn công vào New York, Washington, Shanksville và Pennsylvania đã giết chết gần 3.000 người đến từ hơn 90 quốc gia. Cô cũng lưu ý rằng có một người Sri Lanka là nạn nhân trong vụ tấn công này. Đó là Rahma Salie gốc Sri Lanka, lớn lên ở Nhật Bản và kết hôn với một người Mỹ gốc Hy Lạp. Bà và chồng bà đã bay đến dự một đám cưới. Lúc máy bay đi từ Boston bị tấn công và đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới, Rahma đã mang thai đứa con đầu lòng được bảy tháng.

Đại sứ Butenis đặc biệt quan tâm đến tương lai và ca ngợi khả năng phục hồi của các nạn nhân khủng bố ở Mỹ và Sri Lanka. Bà mong ước Sri Lanka sẽ tiếp tục giữ những giá trị truyền thống cốt lõi cần thiết. Đó là một quốc gia đa sắc dân tộc, đa tôn giáo. Đây sẽ là sức mạnh thật sự cần phải được phục hồi và phát huy.

V.C.H (Theo Daily Mirror)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày