Học viện Phật giáo Aginsky ở Siberia

Tu viện Aginsky
Tu viện Aginsky
0:00 / 0:00
0:00
GN - Học viện Phật giáo Aginsky tọa lạc tại làng Amithasha, quận Agin-Buryat thuộc lãnh thổ Transbaikal (Zabaykalye), phía Đông nam Siberia.

Học viện này thuộc khu phức hợp chùa Aginsky Datsan Dechen Lhundubling, một trong những trung tâm giáo dục Phật giáo hàng đầu ở Nga.

Kiến lập vào đầu thế kỷ XIX, Aginsky Datsan là một trong những tu viện lâu đời nhất tại Siberia. Lạt-ma Rinchen là người đã khai sơn ngôi tu viện vào năm 1811. Vào thời điểm đó, Phật giáo đã được truyền bá khắp lãnh thổ Buryatia, nước Cộng hòa Siberia giáp với Zabaykalye, chủ yếu dưới hình thức truyền thống Gelug Tây Tạng. Trước đó, vào khoảng đầu thế kỷ thứ XVII, Phật giáo bắt đầu lan rộng về phía Bắc, từ Mông Cổ đến Buryatia và mãi cho đến năm 1741, mới được chính thức chấp nhận ở Nga với sự kiện Nữ hoàng Elisabeth Petrovna, người đứng đầu đất nước lúc bấy giờ, công nhận truyền thống Phật giáo tại Buryatia.

Vào năm 1861, Aginsky Datsan mở các khoa Triết học, Tantra, Y học và Chiêm tinh học. Đặc biệt, nhà in của tu viện nổi tiếng với việc lưu giữ 47.525 bản khắc gỗ của các bản kinh văn Tây Tạng và Mông Cổ, cũng như các tấm gỗ có hình vẽ minh họa. Ngoài ra, tu viện cũng đã xuất bản nhiều sách và tài liệu về triết học Phật giáo, y học, thiên văn học, chiêm tinh học, ngôn ngữ Tây Tạng, sách giáo khoa phổ thông, từ điển, v.v...

Trong chiến dịch chống tôn giáo vào những năm 1930, một phần của tu viện Aginsky đã bị phá hủy và các dãy nhà còn lại được sử dụng để làm viện điều dưỡng bệnh lao; đây cũng là lý do duy nhất khiến tu viện không bị phá hủy hoàn toàn. Năm 1946, tu viện Aginsky cùng với tu viện Ivolginsky ở Buryatia đã được mở cửa trở lại.

Vào những năm 1990, công cuộc chấn hưng Phật giáo ở Nga mới thực sự bắt đầu. Năm 1991, Đức Dalai Lama đã đến thăm khu tự trị Aginsk-Buryat (nay là quận Agin-Buryat của Zabaykalye). Hai năm sau, Học viện Phật giáo Aginsky được thành lập dưới sự đề xuất của Lạt-ma Babu (Vladimir Chimitdorjiev, 1956-2011), người sau này trở thành vị hiệu trưởng đầu tiên của học viện.

Một trong số những tòa nhà của Học viện Phật giáo Aginsky

Một trong số những tòa nhà của Học viện Phật giáo Aginsky

Năm 1998, Học viện Phật giáo Aginsky được công nhận chính thức với sự cấp phép từ Bộ Giáo dục Đại cương và Chuyên môn của Liên bang Nga về việc tiến hành các hoạt động giáo dục tôn giáo cao hơn nữa theo hướng khoa học Phật giáo.

Học viện Phật giáo Aginsky hướng đến mục tiêu giáo dục học cả về tâm linh lẫn thế tục trên phương diện học thuật, đồng thời so sánh sự giống và khác nhau của y học phương Đông và phương Tây. Hiện nay, cơ sở này tiến hành các hoạt động giáo dục trên cơ sở Giấy phép số 000589, do Cục Giám sát Giáo dục và Khoa học cấp, đây là một cơ quan giám sát giáo dục và khoa học quốc gia của Liên bang Nga.

Chư Tăng theo truyền thống Gelug chiếm đa số tại Học viện Aginsky Datsan
Chư Tăng theo truyền thống Gelug chiếm đa số tại Học viện Aginsky Datsan

Học viện hiện nay bao gồm các khoa Triết học, Chiêm tinh học, Thiên văn học, Nghệ thuật Phật giáo và Y học Tây Tạng. Chương trình đào tạo kéo dài bốn năm, sau đó sinh viên nhận bằng tốt nghiệp cử nhân thuộc các chuyên ngành của mình. Chư Tăng và Lạt-ma của Học viện Phật giáo Aginsky nổi tiếng với trình độ kiến thức có thể sánh ngang với các giảng viên Phật giáo hàng đầu của Tây Tạng và Mông Cổ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Trang nghiêm cung thỉnh di ảnh Đại lão Hòa thượng Thích Đạt Thanh an trí tại giới trường chùa Tỉnh Hội (Đồng Nai)

Đại Giới đàn Đạt Thanh: Cung thỉnh di ảnh Tổ sư về giới trường, giáo giới hành nghi các giới tử

GNO - Chiều 25-4, Ban Kiến đàn Đại giới đàn Đạt Thanh đã đến tổ đình Long Thiền cử hành lễ cung thỉnh di ảnh Đại lão Hòa thượng Đạt Thanh và giới bổn về chùa Tỉnh Hội - giới trường Tăng, đồng thời chư Ni trong Ban Kiến đàn cũng đã cung thỉnh di ảnh từ chùa Bửu Phong về chùa Phước Hội - giới trường Ni.
Sà lan chở nước ngọt từ Đồng Tháp về xã đảo Hưng Phong, H.Giồng Trôm, Bến Tre để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn

Vận chuyển nước ngọt bằng sà lan để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn H.Giồng Trôm, Bến Tre

GNO - Được sự tài trợ của đoàn thiện nguyện tại TP.HCM do anh Huỳnh Trung Nghĩa làm trưởng đoàn, Đại đức Thích Vạn Bình, trụ trì Phước Long cổ tự (H.Giồng Trôm, Bến Tre) đã phối hợp với UBND xã đảo Hưng Phong tổ chức trao nước ngọt và thùng nhựa cho bà con tại địa phương vào ngày 23-4 vừa qua.
Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.

Thông tin hàng ngày