Học viện Phật giáo VN tại Huế chuẩn bị tổ chức kỳ thi tốt nghiệp cho Tăng Ni sinh viên

Kỳ thi tốt nghiệp được tổ chức tại cơ sở 2 Học viện Phật giáo VN tại Huế (phường An Tây, TP.Huế)
Kỳ thi tốt nghiệp được tổ chức tại cơ sở 2 Học viện Phật giáo VN tại Huế (phường An Tây, TP.Huế)
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo VN tại Huế tổ chức thi tại cơ sở 2 (phường An Tây, TP.Huế) vào các ngày 9, 10 và 11-8.

132 Tăng Ni sinh viên khóa IX, niên khóa (2017-2021) đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp cử nhân Phật học sẽ được Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo VN tại Huế tổ chức thi tại cơ sở 2 (phường An Tây, TP.Huế) vào các ngày 9, 10 và 11-8.

Được biết, 132 thí sinh sẽ được chia làm bốn phòng thi, mỗi phòng thi có hai giám thị và một giám thị hành lang.

Trong kỳ thi tốt nghiệp, Tăng Ni sinh sẽ thi 6 môn gồm: Kinh Lăng Già, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Luật học Phật giáo, Hán văn Phật học, Thành duy thức luận, Anh văn hoặc Trung văn.

Hòa thượng Thích Hải Ấn, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế chủ tọa phiên họp trước kỳ thi tốt nghiệp

Hòa thượng Thích Hải Ấn, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế chủ tọa phiên họp trước kỳ thi tốt nghiệp

Để đảm bảo kỳ thi diễn ra theo tinh thần phòng, chống dịch Covid-19, các Tăng Ni sinh viên và hội đồng kỳ thi tốt nghiệp phải tuân thủ quy tắc 5K.

Tất cả những cán bộ xem thi, Tăng Ni sinh viên dự thi đều được theo dõi sức khỏe, đo thân nhiệt và mang khẩu trang trong quá trình tham gia kỳ thi.

Trước đó, vì tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra phức tạp trên cả nước, nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch, Tăng Ni sinh viên khóa IX đang theo học tại học viện được chuyển từ phương thức thi tập trung tại trường sang kiểm tra tự luận tại nhà.

Được biết, khóa IX có 126 vị và 6 vị khóa VI, khóa VIII tham gia kỳ thi tốt nghiệp và 56 vị đủ điều kiện làm luận văn.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày