Hồn Việt trong Tết xưa

Hương vị Tết xưa
Hương vị Tết xưa
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ngày xưa khi "Cô Vy" chưa xuất hiện chúng ta thấy một cái Tết nhạt. Bởi vì chúng ta bình yên quá, bình yên đến nỗi chúng ta bị cuốn theo tiền tài, danh lợi mà quên mất cái ấm áp sum vầy của tết Việt.

Tết Việt theo năm tháng có thay đổi ít nhiều nhưng cái ý nghĩa của Tết cổ truyền vẫn không thay đổi. Tết là đoàn viên, là sum vầy, là nghĩa tình, là hiếu thảo....

Tết ngày nay có thể hiện đại hơn, náo nhiệt hơn Tết của hôm qua, nhưng cái hồn của Tết thì mãi mãi không thể thay đổi được. Giữ được cái hồn của Tết là giữ được cái gốc văn hóa của người Việt ta.

Cho nên cái nhạt không phải ở Tết mà do bởi lòng người. Ta mải miết chạy theo vòng xoáy cơm áo gạo tiền mà quên sưởi ấm nghĩa tình với quê hương, với mẹ cha, với xóm giềng.

Khi Covid-19 bùng phát, khi bị cách ly, khi ta không thể tất bật mưu sinh, bất chợt, ta lại thèm cái Tết quây quần với gia đình. Vậy nên biết, Tết không bao giờ mất, không bao giờ phai nhạt vì đã ăn sâu vào gốc rễ tâm hồn mỗi người Việt Nam.

Thế nên, trong cái khổ của dịch bệnh bùng phát vào những ngày cận Tết vừa qua, càng làm cho ta thấm cái khổ lìa quê xa xứ, lìa xa gia đình mẹ cha và càng khiến ta thêm yêu tha thiết gia đình mình.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tác giả, Phật tử Nguyễn Tường Bách trong khuôn viên vườn nhà - Ảnh: TGCC

Tác giả Nguyễn Tường Bách sẽ nói chuyện và giao lưu về chủ đề Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á

GNO - Nguyễn Tường Bách - tác giả, dịch giả của nhiều cuốn sách được nhiều người đọc yêu thích như Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt, Đêm qua sân trước một cành mai, Đạo của vật lý, Con đường mây trắng ... - sẽ có buổi trò chuyện và giao lưu xoay quanh chủ đề “Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á”.

Thông tin hàng ngày