Tết của tôi: Đầu tháng Chạp ở Gành Hào

Tác giả trước tam quan chùa Linh Ứng trong ngày đầu tháng Chạp năm Canh Tý - Ảnh: TGCC
Tác giả trước tam quan chùa Linh Ứng trong ngày đầu tháng Chạp năm Canh Tý - Ảnh: TGCC
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Để đến thị trấn cửa biển Gành Hào thuộc huyện Đông Hải của tỉnh Bạc Liêu, nếu xuất phát từ Hà Nội hay TP.HCM, bạn phải trải qua hành trình khá cam go bằng đường bộ.

Tôi đi từ Giá Rai - một địa danh cùng tỉnh, cách Gành Hào chừng 30 cây số nên có thể di chuyển bằng xe búy Thuận Thành, giá vé 17.000 đồng cho cả chặng đến tận biển.

Trong khi đó, chỉ với 15.000 đồng, tôi có thể xuống chiêm bái Phật ở Linh Ứng tự, tọa lạc ấp Long Hà, xã Điền Hải và đảnh lễ vị tân trú trì vừa được bổ nhiệm, Đại đức Thích Thiện Chí.

Chùa Linh Ứng trang nghiêm với cổng tam quan thanh thoát theo lối kiến trúc chùa ở Bắc bộ. Quan Âm Phật Đài óng ánh trong nắng vàng, gieo ấm áp và thanh khiết - làm vơi cái giá rét của đầu tháng Chạp, cận kề Tết Nguyên đán năm Sửu.

Sau khi lễ Phật ở chính điện - nơi vốn chưa lâu là cơ ngơi của hợp tác xã làm muối của bà con kinh tế mới từ miền Bắc vào - tôi ngồi ở bàn trà, lắng nghe vị Đại đức thuyết về lời Phật trong đời sống hiện đại…

Thầy là vị xuất gia tâm huyết với sự nghiệp truyền thông Phật giáo, giáo dục... Thầy lại bày tỏ tâm tư của nhà chùa: mong muốn đủ duyên hình thành học xá để làm chỗ sinh hoạt nghỉ ngơi cho Phật tử gần xa đến dự khóa tu.

Chia tay Thầy, tôi lại lên xe buýt Thuận Thành đi tiếp ra cửa biển. Phà qua Tân Thuận rộn ràng tiếng máy, nhưng ánh mắt trẻ con đi bán vé số lại níu giữ cảm xúc. Các em khổ quá, gần Tết rồi mà phong phanh quần áo, da đen nhẻm, tay cầm xấp vé số, vẫn đàng hoàng chiếc khẩu trang nhắc nhớ rằng đại dịch hãy còn. Chụp ảnh cho các em, lòng bồi hồi suy tư không dứt, Tết nào đây cho trẻ thơ cơ nhỡ khó nghèo?

Xuân vẫn về nơi gió lồng lộng, sóng ầm ào, biển trời giao nhau trắng xóa ngoài kia. Lòng hồi nhớ ngày cũ, cả lớp kéo ra đê biển này, hì hụi tắm biển, khi ấy chưa có kè như vậy, nô đùa té nước nhau, í ới tiếng cười giòn…

Bạn bè bốn phương trời lâu không gặp, biển cũ còn đây… Ngày ấy đi biển về có vỏ ốc và cùng làm thơ con cóc:

Trước biển ì ầm sóng vỗ

Em hiền hòa lặng yên

Ngoài kia nơi biển trời bao la giáp mặt

Vài con thuyền vội vã

Em tìm về, lặng yên…

Lặng yên. Xuân đang về mang theo giá rét hơn mọi năm, dưa hấu bày biện nhiều, dù thưa khách.

*

Đường về, ngang chốn thiêng Linh Ứng tự, cổng tam quan phất phới cờ phướn chờ xuân. Gió lay những ngọn cờ kia thổi từ cửa biển Gành Hào, thiêng liêng Tổ quốc…

Không khí Tết đã về trong lòng, nơi đó cũng là chốn thiêng của riêng mình: “hải đảo tự thân”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1292 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Phật giáo Nam Phi: Quá trình chuyển đổi từ tôn giáo nhập cư đến một phần của xã hội đa văn hóa

GNO - Tuy chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XX, nhưng Phật giáo Nam Phi đã trải qua một hành trình dài với nhiều thăng trầm. Từ những dấu chân ban đầu với các nhà truyền giáo và thương nhân châu Á, Phật giáo dần hình thành và phát triển trong một xã hội đa sắc tộc và đa văn hóa.
Các diễn giả tham gia Đối thoại toàn cầu - Bodh Gaya lần thứ 7 tại hội trường Nalanda thuộc Trung tâm Quốc tế Tiến sĩ Ambedkar

Ấn Độ: Đối thoại toàn cầu Bodh Gaya lần thứ 7

GNO - Trong hai ngày 29 và 30-3-2025, tại New Delhi, Hội Deshkal kết hợp với Hội đồng các vấn đề thế giới Ấn Độ (Indian Council of World Affairs) đã tổ chức Đối thoại toàn cầu - Bodh Gaya lần thứ 7 tại hội trường Nalanda thuộc Trung tâm Quốc tế Tiến sĩ Ambedkar.

Thông tin hàng ngày