Hướng tới Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội: Một di tích quốc gia đang bị xâm hại

Chùa Vĩnh Khánh thuộc cụm di tích lịch sử - văn hoá đình - đền - chùa Vĩnh Phúc được xây dựng từ thời nhà Lý (triều Lý Thánh Tông) đầu thế kỉ thứ XI là một công trình kiến trúc nghệ thuật, tôn giáo, di sản văn hoá vật thể có giá trị của Thủ đô.

Tấm bia lược sử chùa có ghi: “...Vĩnh Khánh Tự là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất của Thủ đô. Tương truyền, khi dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long đầu thế kỉ XI (1010), Vua Lý Thái Tổ đã cho xây dựng chùa Vĩnh Khánh dành riêng cho hoàng thân quốc thích trong hoàng tộc đến lễ bái hương khói cầu may cầu phúc. Chùa được coi là một trong ba “Tam sơn tự’” của cố đô Thăng Long...”. Chùa được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch) quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia (Quyết định số 177/ VH ngày 13 – 3 - 1990). Tuy nhiên, những năm gần đây, cảnh quan và đất khu vực chùa đang bị xâm hại, vi phạm nghiêm trọng Luật Di sản Văn hoá.

Chùa Vĩnh Khánh.
Chùa Vĩnh Khánh.

Mặt trước chùa (bên ngõ 267 đường Hoàng Hoa Thám) phía ngoài tường bao, thường xuyên là nơi tập kết VLXD, đổ phế thải sinh hoạt của một số người dân khu vực, gây mất VSMT và cảnh quan di tích. Phía đông chùa có 6 hộ dân xây dựng công trình dân sinh trên phạm vi đất nằm trong “chỉ giới đỏ” (khu vực bảo vệ 1 gồm di tích và vùng được xác định là yếu tố gốc cấu thành di tích, phải được bảo vệ nguyên trạng theo quy định tại điểm a, khoản 1 điều 32 Luật Di sản Văn hoá). Phía tây chùa cũng có 1 hộ dân xây dựng công trình ảnh hưởng tới mặt tiền của chùa. Trước tình trạng cảnh quan và đất chùa bị xâm hại, ngày 18–11-2006, sư thầy Thích Đàm Nghiêm, trụ trì chùa cùng Ban quản lí di tích đình - đền - chùa Vĩnh Phúc đã có đơn đề nghị với các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội và quận Ba Đình giải quyết nhằm trả lại cảnh quan di tích chùa. Ngày 23 -11 - 2006, UBND phường Liễu Giai đã có “bút phê” vào đơn, xác nhận thực trạng đất chùa bị xâm hại tại vị trí thuộc tờ bản đồ địa chính số 9 (gồm các hộ gia đình: ông Vũ Văn Giỏi, thửa đất số 2+3 diện tích 68m2; ông Trần Minh Tuấn, thửa đất số 4 diện tích 34,5m2; ông Trần Quốc Việt, thửa đất số 5 diện tích 38,6m2; ông Nguyễn Duy Kiên, thửa đất số 29 diện tích 58,6m2; bà Nguyễn Thị Thanh, thửa đất số 28 diện tích 40,2m2; ông Dương Văn Thận, thửa đất số 30 diện tích 29,4m2), đồng thời “kính đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết di chuyển các hộ dân ra ngoài chỉ giới đỏ di tích chùa Vĩnh Khánh”. Tuy nhiên, thời gian cứ lặng lẽ trôi, cảnh quan di tích chùa có nguy cơ ngày một bị xâm hại hơn vậy mà vẫn không có cơ quan chức năng nào giải quyết.

Đất chùa bị xâm hại.
Đất chùa bị xâm hại.

Thành phố đang tích cực chuẩn bị cho Đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, trong đó có việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử – văn hóa. Đề nghị Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch chỉ đạo Ban quản lý di tích và danh thắng - đơn vị trực thuộc Sở phối hợp với cơ quan chức năng quận Ba Đình, chính quyền phường sở tại và Ban quản lí di tích đình - đền - chùa Vĩnh Phúc khảo sát chi tiết, tham mưu với UBND thành phố có biện pháp giải quyết tình trạng xâm hại đất di tích chùa Vĩnh Khánh nêu trên, trả lại cảnh quan môi trường cho di tích này

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Pháp niệm Phật nào đúng?

Pháp niệm Phật nào đúng?

GNO - Theo Phật giáo Phát triển (Tịnh Độ tông - Đại sư Ngẫu Ích, A Di Đà yếu giải) , niệm Phật nếu đạt nhất tâm bất loạn (Chỉ) thì thành tựu giải thoát, đoạn trừ các phiền não tham sân si..., mà không cần tu Tuệ (Quán). Theo Phật giáo Nguyên thủy, niệm Phật chỉ là một trong các tùy niệm...
Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.

Thông tin hàng ngày