Indonesia: Borobudur sẽ trở thành một địa điểm du lịch Phật giáo thế giới

Borobudur - công trình kiến trúc Phật giáo kỳ vĩ và cổ kính tại Indonesia
Borobudur - công trình kiến trúc Phật giáo kỳ vĩ và cổ kính tại Indonesia
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hòa hợp tôn giáo ở Indonesia, Chính phủ nước này mới đây đã lên kế hoạch để giới thiệu ngôi chùa Phật giáo Đại thừa cổ đại Borobudur như một địa điểm du lịch Phật giáo toàn cầu.

Dự án này nhằm thu hút du khách trong nước và quốc tế, với mục tiêu thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo ở Indonesia và tránh những rủi ro tương tự như tượng Phật Bamiyan của Afghanistan - tượng đã bị các phần tử cực đoan Taliban tàn phá và tháng 3-2001.

Borobudur nằm trên đảo Java là một trong những công trình kiến trúc Phật giáo lớn nhất thế giới. Được xây dựng vào thế kỷ thứ 9, dưới triều đại Sailendra, công trình này là biểu trưng của kiến trúc theo phong cách Gupta, đồng thời là một ví dụ điển hình về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với khu vực. Ngôi chùa nằm trên đỉnh đồi, bên dưới là cánh đồng xanh tươi và những ngọn đồi phía xa. Borobudur đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1991.

Trong một dự án trùng tu quy mô lớn được thực hiện vào năm 1985, các phần tử Hồi giáo cực đoan đã cho nổ 11 quả bom tại khu di tích lịch sử này và phá hủy 9 bảo tháp. Nhà khảo cổ Chaidir Ashari từ Đại học Indonesia cho biết các quan chức địa phương lo ngại rằng Borobudur có thể một lần nữa trở thành mục tiêu của những kẻ cực đoan.

Ông Ashari cho biết thêm: “Borobudur có thể chịu chung số phận với những bức tượng Phật Bamiyan ở Afghanistan. Do đó, an ninh tại Borobudur phải được thắt chặt bằng nhiều cách khác nhau. Công trình này là một di tích cổ còn tồn tại cho đến ngày nay. Nếu nó bị phá hủy thì đó sẽ là một tổn thất rất lớn”.

Tháp Phật Borobudur
Tháp Phật Borobudur

Trong khi đó, Sudhamek Agoeng Waspodo Soenjoto, Chủ tịch Hội đồng Giám sát Buddhayana Indonesia bày tỏ mong muốn rằng Borobudur sẽ không trở thành một “Trung tâm thờ cúng Phật giáo toàn cầu”. Thay vào đó, ông nhấn mạnh rằng Borobudur có thể được mở rộng để bao gồm tất cả các loại hình nghiên cứu và hoạt động tâm linh.

Theo Kazem Vafadari, giáo sư tại Đại học Châu Á Thái Bình Dương Ritsumeikan ở Nhật Bản cũng nêu ý kiến rằng, không thể phủ nhận Borobudur là một trong những ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng nhất thế giới, nhưng nó nên được sử dụng chủ yếu vào mục đích du lịch và giáo dục hơn là một trung tâm cho các hoạt động tôn giáo.

Bộ trưởng Bộ Tôn giáo Yaqut Cholil Qoumas tuyên bố rằng, Borobudur là một thánh địa quan trọng nhận được nhiều sự quan tâm và tôn kính từ các Phật tử. Vì vậy, chính phủ Indonesia đang nghiên cứu cách để quảng bá các nghi lễ Phật giáo tại Borobudur để Phật tử trên khắp thế giới đều có thể tham gia. Điều này là một phần nỗ lực của các nhà chức trách nhằm phát triển chủ nghĩa hòa hợp tôn giáo ở Indonesa.

Kế hoạch này cần được thảo luận và phổ cập một cách hiệu quả đối với các quan chức và người dân địa phương trước khi đưa vào thực hiện.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày