“Kẹt” lại giữa Sài Gòn...

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Những ngày này, thời tiết Sài Gòn như trêu người khi cứ rả rích mưa, cái buồn viễn xứ vì thế thêm thấm thía. Đã có một Sài Gòn rất khác, không vội vã, ồn ào, không còn cái nhịp điệu gấp gáp vốn có mà trái lại mọi thứ như lắng đọng, tĩnh lặng.

Những ngày đầu khi Covid-19 bắt đầu bùng phát trở lại ở thành phố này, bạn bè, đồng nghiệp của tôi đã hối hả chuẩn bị sắp xếp mọi thứ để về quê trước khi dịch bệnh trở nên phức tạp hơn.

Thật sự khi ấy tôi đã muốn vứt bỏ tất cả để về với gia đình mình, bởi với mỗi con người nhà lúc nào cũng là nơi để về. Khi đã chuẩn bị xong tất cả, thu vén đồ đạc, đặt vé xe, công việc cũng chuyển sang xử lí online nhưng qua thông tin trên báo đài, tôi thấy những ca dương tính mới ở các tỉnh miền Tây là người về từ thành phố. Thế là trong tôi có một sự giằng xé ghê gớm giữa ở lại hay về?

Tôi đã nghĩ về gia đình tôi: cha, mẹ tôi, các em tôi và cả những người dân quê hiền hòa. Nghĩ về TP.HCM vào thời điểm này và cả cuộc sống của tôi sau đại dịch. Cuối cùng, tôi đã đưa ra lựa chọn.

Khu phố sầm uất ở quận 1, TP.HCM chỉ còn vài ánh đèn dưới cơn mưa đêm - Ảnh: Lê Sa Long
Khu phố sầm uất ở quận 1, TP.HCM chỉ còn vài ánh đèn dưới cơn mưa đêm - Ảnh: Lê Sa Long

Tôi đã gọi điện về cho mẹ: “Con bị kẹt lại ở Sài Gòn rồi. Không về được mẹ ơi!” rồi cười hề hề với bà như cái cách mà tôi vẫn hay làm. Nhưng ở đầu dây bên kia, mẹ tôi im bặt. Một lúc sau, mẹ buông tiếng thở dài và nói, giọng chừng như nghẹn lại: "Con ráng cố gắng giữ gìn sức khỏe, đừng lo lắng cho gia đình".

Tôi đã chọn “kẹt” lại để cùng TP.HCM vượt qua giai đoạn khó khăn này, chính thức chuyển sang làm việc tại nhà, lên kế hoạch cho những ngày giãn cách cùng những vật phẩm thiết yếu, và hơn hết là một tâm lý thật vững vàng.

Mẹ tôi vẫn gọi điện thoại mỗi ngày kể tôi nghe những câu chuyện ở quê: nào là nhà bà D. bị cách ly vì có ông chồng về từ "Xì phố" (cách người miền Tây gọi Sài Gòn); Ông M. xóm trên có con từ TP.HCM về mà không đi khai báo, bị y tế xã lại giăng dây lúc mới dọn bữa cơm chiều và vô số những chuyện vụn vặt hàng ngày.

Tôi biết mẹ không muốn tôi phải buồn bởi cuộc sống đơn độc trong đợt giãn cách, cũng muốn biết rằng con của mẹ đã thật sự ổn hay chưa, có thiếu thốn gì không, sẽ ra sao khi TP.HCM trở thành vùng tâm dịch.

Mẹ à! Con trai của mẹ đang rất khỏe mạnh và sẽ kiên cường cùng với người dân TP.HCM đứng vững trong mùa dịch. Vì con biết rằng không chỉ có mẹ của con mà còn rất nhiều trái tim đang hướng về nơi này, thầm cầu nguyện cho nơi này sẽ được bình an.

Bài viết về Sài Gòn mùa giãn cách của bạn xin gửi về email onlinegiacngo@gmail.com, toasoan@giacngo.vn, sẽ được chọn đăng trên Giác Ngộ Online và báo in Giác Ngộ (Chủ đề xin ghi: Sài Gòn mùa giãn cách).

Tòa soạn

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày