Không gian ẩm thực chay tại trung tâm Liễu Quán

GNO - Phân ban Ni giới Phật giáo tỉnh TT-Huế khai mạc không gian ẩm thực chay với chủ đề “Nguồn sống yêu thương” trong khuôn khổ Festival làng nghề truyền thống Huế năm 2019 vào chiều 26-4 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (TP.Huế).

Nguonsong (3).jpg


Một góc chay tại không gian "Nguồn sống yêu thương"

Tại không gian ẩm thực này, các món chay được chính chư Ni chế biến từ thực vật, đa dạng, an toàn và bổ dưỡng cùng sự từ tâm trong mỗi thao tác chế biến sẽ góp phần làm đánh thức lòng yêu thương, tạo nguồn năng lượng lành mạnh cho thân tâm người thưởng thức - góp phần bảo vệ môi trường văn hóa tâm linh, môi trường đạo đức xã hội, môi trường sinh thái.

Đây cũng là cách mà nhà Phật muốn chuyển tải đến tâm thức của người dân bản địa tạo nên nếp sống hiền hòa, yên bình, bao dung rất riêng của Huế. Chương trình diễn ra đến 2-5-2019.

Được biết, Festival nghề truyền thống Huế 2019 khai mạc tối 26-4, quy tụ 16 nhóm nghề: thêu, kim hoàn, mộc mỹ nghệ, đồng, gốm, nón lá, hoa giấy, thư pháp, tranh, diều, dệt - may, mây tre, pháp lam, nhang trầm, tinh dầu, lân - sư - rồng, các sản phẩm có thương hiệu và truyền thống lâu đời.

Festival có sự tham gia của 60 làng nghề, cơ sở nghề và trên 350 nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú, bàn tay vàng đến từ các làng nghề nổi tiếng trong cả nước: Hà Giang, Hòa Bình, Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Hưng Yên và Thừa Thiên - Huế.

Ngoài ra, còn có 17 đoàn khách quốc tế và 11 thành phố, tổ chức quốc tế tham dự như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ.

Festival (12).jpg


Đặc sắc đêm nghệ thuật khai mạc Festival - với 11 tiết mục, 500 nghệ sĩ, diễn viên, người mẫu biểu diễn

Diễn ra từ ngày 26-4 đến 2-5-2019, Festival nghề truyền thống Huế lần thứ VIII gắn kết với nhiều sự kiện lịch sử, văn hóa có ý nghĩa của quê hương, đất nước như kỷ niệm 230 năm Nguyễn Huệ đại thắng quân Thanh (1789 - 2019), 120 năm vua Thành Thái ban Dụ thành lập thị xã Huế (1899 - 2019), 120 năm xây dựng chợ Đông Ba và cầu Trường Tiền,...

Tin, ảnh: Bảo Trân

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày