“Mong muốn Phật giáo tỉnh Bình Dương phát triển trên nền tảng giới luật, đoàn kết, hòa hợp”

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1133 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1133 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
0:00 / 0:00
0:00

GN - Trước thềm Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Bình Dương lần thứ X, nhiệm kỳ 2022-2027, diễn ra vào ngày 2, 3-1-2022, phóng viên Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự kiêm Chánh Văn phòng II Trung ương Giáo hội, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương, Trưởng ban Tổ chức Đại hội về thành tựu khóa IX và sự phát triển của Phật giáo tỉnh nhà.

Nói về điểm sáng của Phật giáo tỉnh Bình Dương sau khi được tách ra khỏi Phật giáo tỉnh Sông Bé, Hòa thượng Thích Huệ Thông cho biết:

- Phật giáo tỉnh Bình Dương được tách ra từ Phật giáo tỉnh Sông Bé vào năm 1997, bấy giờ với sự lãnh đạo của cố Hòa thượng Thích Trí Tấn. Tiếp đó, Phật giáo với sự lãnh đạo của cố Hòa thượng Thích Minh Thiện, toàn tỉnh có 170 tự viện, với 413 Tăng Ni. Đến thời điểm này Phật giáo Bình Dương có 207 cơ sở tự viện, với gần 800 Tăng Ni.

Có thể nói, Phật giáo tỉnh nhà có sự phát triển ổn định, tính từ sau khi tách ra khỏi Sông Bé là nhờ vào sự kế thừa và “biết kế thừa”. Điểm sáng làm nên thành tựu đó chính là Tăng Ni toàn tỉnh luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, Giáo hội các cấp duy trì mối quan hệ và phối kết hợp rất chặt chẽ với các cơ quan chức năng từ tỉnh cho tới địa phương. Theo tôi đó là những mối quan hệ hỗ tương quan trọng giúp cho Phật giáo tỉnh từng bước phát triển ổn định.

Hòa thượng Thích Huệ Thông - Ảnh Bảo Toàn
Hòa thượng Thích Huệ Thông - Ảnh Bảo Toàn

* Thưa Hòa thượng, sắp tới Ban Trị sự Phật giáo tỉnh sẽ tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh lần thứ X nhiệm kỳ 2022-2027, qua đó tổng kết hoạt động Phật sự khóa IX và suy cử nhân sự Ban Trị sự GHPGVN tỉnh nhiệm kỳ mới. Với vai trò lãnh đạo Giáo hội tỉnh, Hòa thượng nhận định như thế nào về kết quả hoạt động Phật sự đạt được trong nhiệm kỳ qua?

- Trong khóa IX, Phật giáo cả nước có những bất lợi do yếu tố khách quan, ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên ngay từ những năm đầu của khóa IX, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Dương đã cơ bản giải quyết, hoàn thành các mục tiêu đề ra của nhiệm kỳ và đáp ứng được những nhu cầu sinh hoạt tu học của Tăng Ni, sự phát triển của Phật giáo tỉnh nhà.

Các hoạt động về xây dựng cơ sở thờ tự, sinh hoạt tu học ổn định, các sinh hoạt thiền môn được chú trọng như tổ chức An cư kiết hạ hàng năm, tổ chức Đại giới đàn Minh Thiện… Đặc biệt, hoạt động chào mừng Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2019 của Phật giáo tỉnh diễn ra quy mô, với hàng chục ngàn người tham dự.

Đại giới đàn Trí Tịnh (năm 2016) do Ban Trị sự Phật giáo tỉnh tổ chức

Đại giới đàn Trí Tịnh (năm 2016) do Ban Trị sự Phật giáo tỉnh tổ chức

Ban Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đã phối hợp tổ chức thành công hội thảo về lịch sử Giáo hội Phật giáo cổ truyền VN, hội thảo ngành hoằng pháp với công nghệ 4.0, hoàn thành tổ chức Đại hội Phật giáo cấp huyện, thị; Phật giáo toàn tỉnh thực hiện các chương trình từ thiện, an sinh xã hội cho người dân trong các đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 và các chương trình hoạt động Phật sự khác.

Tôi khẳng định, Phật giáo tỉnh Bình Dương đã thực hiện và đạt kết quả cao các chương trình hoạt động Phật sự hàng năm, đặc biệt đạt được các nhiệm vụ đã đề ra trong Nghị quyết của Đại hội Phật giáo tỉnh khóa IX.

* Nếu chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động Phật sự với vai trò lãnh đạo Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, Hòa thượng tâm đắc điều gì?

- Tôi cho rằng, thành tựu hoạt động Phật sự trong nhiệm kỳ qua mà Phật giáo Bình Dương đã đạt được là nhờ dựa trên nền tảng kế thừa từ các bậc tiền bối. Từ đó, chúng tôi phát huy và vận dụng linh hoạt từng giai đoạn lịch sử, thực tế của Phật giáo tỉnh nhà để từng bước phát triển.

Chúng tôi cố gắng giữ vững đoàn kết nội bộ Ban Trị sự và Tăng Ni trong toàn tỉnh. Trong 9 năm lãnh đạo Giáo hội tỉnh, tôi luôn ý thức rằng nếu để mất đoàn kết thì sẽ bị tan rã. Chúng ta đều hiểu không thể dùng sức mạnh quyền lực của cá nhân để áp đặt. Bản thân tôi luôn thể hiện được tinh thần lắng nghe và lắng nghe, cố gắng đáp ứng được nguyện vọng chánh đáng của Tăng Ni; trong nội bộ Ban Trị sự làm việc cần có kế hoạch cụ thể, duy trì họp toàn Ban Trị sự tỉnh, huyện, thị, thành định kỳ mỗi tháng một lần, để lắng nghe những khó khăn, nguyện vọng của lãnh đạo địa phương và Tăng Ni.

Phiên họp của Ban Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Dương vào ngày 4-12

Phiên họp của Ban Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Dương vào ngày 4-12

Những cuộc họp này, Ban Thường trực Ban Trị sự luôn mời lãnh đạo Ban Tôn giáo để cùng lắng nghe, thảo luận, giải quyết những vấn đề khó khăn có liên quan, trên tinh thần hòa hợp, dân chủ… Chính điều này đã tạo nên sức sống của tinh thần tập thể và khuyến khích những ý tưởng, ý kiến có tính xây dựng và cống hiến.

Điều tôi tâm đắc với vai trò lãnh đạo Giáo hội tỉnh là luôn luôn xem trọng mối quan hệ gắn bó với các cơ quan chức năng. Bởi lẽ, chúng ta làm việc không thể đơn phương và không có quyền đơn phương. Trên kinh nghiệm thực tiễn của bản thân, tôi cho rằng nơi nào có sự gắn bó nội bộ tốt, có mối quan hệ gần gũi với các cơ quan chức năng thì nơi đó hoạt động Phật sự sẽ thành tựu cao và Phật giáo sẽ phát triển.

* Hòa thượng đề cao sự đoàn kết trong Ban Trị sự, vậy vấn đề nhân sự trong nhiệm kỳ có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của Phật giáo tỉnh, thưa Hòa thượng?

- Nhân sự của Ban Trị sự trong nhiệm kỳ rất quan trọng, khi chọn nhân sự ứng viên phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố: giáo phẩm, đạo đức, phẩm hạnh, đây là yếu tố nền tảng để nhiếp chúng; kế đến phải có sức khỏe, năng lực. Nếu các ứng viên đáp ứng được đầy đủ các yếu tố này, khi hoạt động trong môi trường chung của Ban Trị sự thì sẽ có những bước thành công. Thành viên của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khóa IX đã tập hợp được những Tăng Ni như vậy nên suốt nhiệm kỳ Ban Trị sự đã hoạt động hòa hợp và đạt được nhiều thành tựu.

* Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh lần thứ X sắp tới sẽ suy cử thành phần nhân sự của Ban Trị sự nhiệm kỳ 2022-2027, vấn đề nhân sự được Ban Nhân sự quan tâm như thế nào, thưa Hòa thượng?

Phật giáo tỉnh Bình Dương với 9 đơn vị Phật giáo huyện, thị, thành phố; toàn tỉnh có 207 cơ sở tự viện với 786 Tăng Ni; Trường Trung cấp Phật học đào tạo được 5 khóa, khóa thứ V có 70 Tăng Ni đang theo học. Nhiệm kỳ 2017-2022, toàn Giáo hội tỉnh đã thực hiện hoạt động từ thiện, nhân đạo với tổng trị giá trên 334 tỷ đồng.

- Vấn đề chọn nhân sự giới thiệu vào nhiệm kỳ mới của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh là hết sức quan trọng, chúng tôi chọn nhân sự dựa trên tiêu chí “đức hạnh - sức khỏe - năng lực”. Ban Nhân sự đại hội chọn nhân sự giới thiệu với sự quy hoạch lâu dài, thảo luận rất kỹ và chia tỷ lệ phù hợp.

Khung nhân sự được giới thiệu vào Ban Trị sự Phật giáo tỉnh nhiệm kỳ 2022-2027 tuân thủ Thông tư 60 của Hội đồng Trị sự về hướng dẫn tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo cấp tỉnh, mang tính kế thừa, với chiến lược tỷ lệ về độ tuổi: Từ 55 đến 70 tuổi có 17/68 vị (chiếm 25%), từ 45 đến 54 tuổi có 23/68 vị (33,82%), dưới 45 tuổi có 28/68 vị (41,18%), đặc biệt ứng viên trẻ được giới thiệu phải đáp ứng các kỹ năng về hành chánh văn phòng điện tử, để đáp ứng kịp thời xu hướng của thời đại 4.0.

* Hòa thượng gởi gắm, kỳ vọng như thế nào cho Phật giáo tỉnh nhà nhân Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh lần thứ X?

- Với vai trò lãnh đạo Giáo hội tỉnh Bình Dương từ năm 2012 đến nay, tôi chỉ mong muốn Phật giáo tỉnh trong nhiệm kỳ tới phát triển với định hướng trên cơ sở sự ổn định, lấy giới luật, giáo luật làm nền tảng, để trang nghiêm Giáo hội.

* Xin cảm ơn Hòa thượng đã dành thời gian chia sẻ với Báo Giác Ngộ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày