Nghệ An: Phó Đại sứ Ấn Độ dâng hương lễ Phật tại chùa Chí Linh

Phó Đại sứ Ấn Độ Subhash P. Gupta dâng hương, nến tại chính điện chùa Chí Linh
Phó Đại sứ Ấn Độ Subhash P. Gupta dâng hương, nến tại chính điện chùa Chí Linh
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 6-3, trong chương trình thăm, làm việc tại Nghệ An, đoàn công tác của Đại sứ quán Ấn Độ do ông Subhash P.Gupta, Phó Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm, lễ Phật tại chùa Chí Linh (huyện Yên Thành, Nghệ An).

Đi cùng đoàn có lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Yên Thành. Đại đức Thích Hải Chơn và chư Tăng chùa Chí Linh thân mật đón tiếp đoàn.

Đại đức Thích Hải Chơn đã thông tin một số hoạt động Phật sự của Phật giáo huyện Yên Thành và chùa Chí Linh, thuyết minh cơ bản về lịch sử hình thành và phát triển của đền - chùa Gám (chùa Chí Linh).

Đại đức Thích Hải Chơn trao quà lưu niệm tới Phó Đại sứ quán Ấn Độ Subhash P. Gupta

Đại đức Thích Hải Chơn trao quà lưu niệm tới Phó Đại sứ quán Ấn Độ Subhash P. Gupta

Ông Subhash P. Gupta có những chia sẻ thân tình về mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam - Ấn Độ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có Phật giáo. Ông đánh giá cáo về công trình xây dựng cũng như tôn tạo, tu sửa ngôi chùa cổ, đặc biệt là trang trí tiểu cảnh cũng như hình ảnh trang trí mùa xuân vẫn nguyên vẹn tại chùa Chí Linh. Qua đây Ông cũng gửi lời thăm hỏi và chúc an lành đầu năm mới đến toàn thể chư Tăng, Ni Phật tử huyện Yên Thành.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày