Những câu chuyện cảm động giữa lòng Sài Gòn

Ký họa Lê Sa Long - Ảnh: TTO
Ký họa Lê Sa Long - Ảnh: TTO
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Tôi nhớ một bài kệ trong kinh Pháp Cú: "Vui thay! Chúng ta sống, Không bệnh giữa ốm đau, Giữa những người đau ốm, Ta sống không ốm đau". Lúc khỏe thì người ta cầu mong nhiều thứ, lúc bệnh thì người ta chỉ mong có sức khỏe.

Giờ đây, tôi mới thấy thấm thía bài kệ này.

Sài Gòn là nơi nuôi nấng bao mảnh đời, người ta vô Sài Gòn - TP.HCM kiếm miếng ăn, rồi dành dụm gởi về quê nhà, nuôi cha mẹ, con cái ăn học… mà giờ Thành phố "bệnh" nên kế sinh nhai càng khó khăn khiến nhiều người bị tổn thương ghê lắm...

Ừ! Sài Gòn "bệnh" nhưng vẫn có những câu chuyện ấm lòng giữa mùa đại dịch. Như chuyện “Cây cột điện mọc ra hộp cơm” của một Facebooker nào đó được truyền nhau.

Một anh bán cơm ở chợ, nhà không giàu có gì, cứ nấu cơm rồi phát không cho bà con, mà dịch quá không tập trung đông người được, nên anh nghĩ cách cho những hộp cơm vào thùng, rồi treo lên mấy trụ điện, cho ai cần ghé lấy về ăn đỡ đói lòng.

Hay như dự án cá nhân “Sài Gòn Moments” (tạm dịch Khoảnh khắc Sài Gòn) của một bạn trẻ bao gồm nhiều bộ ảnh của những mảnh đời được góp nhặt mỗi ngày và diễn ra xuyên suốt, không có giới hạn dừng. Mỗi hoàn cảnh kém may mắn đều có những thông tin cần thiết để mọi người có thể tự đến tận nơi ủng hộ, chia sẻ mà không cần qua bất kỳ trung gian nào… Trong lúc dịch, có nhiều cảnh khó, nên người ta cũng có nhiều cách để giúp nhau là vậy.

Đó là hai câu chuyện ngắn trong vô vàn câu chuyện cảm động giữa lòng Sài Gòn.

Sài Gòn giãn cách, lòng người không giăng dây là vậy.

Cầu mong sao cho Sài Gòn mau hết bệnh.

Bài viết về Sài Gòn mùa giãn cách của bạn xin gửi về email onlinegiacngo@gmail.com, toasoan@giacngo.vn, sẽ được chọn đăng trên Giác Ngộ Online và báo in Giác Ngộ (Chủ đề xin ghi: Sài Gòn mùa giãn cách).

Tòa soạn

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày