"Ni giới với giáo dục mầm non - hiện trạng và giải pháp"

Tọa đàm khoa học "Ni giới với giáo dục mầm non - hiện trạng và giải pháp" vào sáng 15-12, tại chùa Thanh Tâm (H.Bình Chánh, TP.HCM)
Tọa đàm khoa học "Ni giới với giáo dục mầm non - hiện trạng và giải pháp" vào sáng 15-12, tại chùa Thanh Tâm (H.Bình Chánh, TP.HCM)
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Đó là chủ đề của tọa đàm khoa học do Trung tâm Nghiên cứu Nữ giới Phật giáo thuộc Viện Nghiên cứu Phật học VN tổ chức vào sáng 15-12, tại chùa Thanh Tâm (H.Bình Chánh, TP.HCM).
Ni sư Thích nữ Như Nguyệt, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nữ giới Phật giáo phát biểu khai mạc
Ni sư Thích nữ Như Nguyệt, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nữ giới Phật giáo phát biểu khai mạc

Tham dự tọa đàm có Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng, Tổng Thư ký Viện Nghiên cứu Phật học VN; Thượng tọa Thích Viên Trí, Phó Trưởng ban Giáo dục Phật Giáo T.Ư; Ni sư Thích nữ Như Nguyệt, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nữ giới Phật giáo; Ni sư Thích nữ Như Nguyệt, Phó Viện trưởng, Trưởng khoa Giáo dục mầm non - Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM; cùng các vị tiến sĩ, nhà giáo dục; đại diện các cơ sở mầm non công lập, tư thục trên địa bàn Thành phố; chư vị giáo thọ khoa Giáo dục Mầm non; chư Ni thuộc Trung tâm Nghiên cứu Nữ giới Phật giáo...

Thượng tọa Thích Nhật Từ phát biểu định hướng
Thượng tọa Thích Nhật Từ phát biểu định hướng

Phát biểu khai mạc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nữ giới Phật giáo - Ni sư Thích nữ Như Nguyệt đánh giá tổng quan thực trạng của giáo dục mầm non được thực hiện bởi chư tôn đức Ni trong nhiều năm trở lại đây. Qua đó, đúc kết một số ưu điểm, hạn chế trên lĩnh vực này để chư vị tham dự buổi tọa đàm cùng thảo luận, đánh giá. "Ni giới Việt Nam cần quan tâm chăm lo, bồi dưỡng thế hệ tiếp nối, vừa làm thầy - vừa làm người đồng hành của trẻ thơ, đó cũng là một cách thiết thực phụng sự nhân sinh.", Ni sư nhấn mạnh.

Phát biểu định hướng, Thượng tọa Thích Nhật Từ đánh giá cao ý nghĩa khoa học mà tọa đàm mang lại. Đối chiếu với cách tổ chức, giảng dạy mà nhiều cơ sở giáo dục mầm non bên ngoài đang thực hiện, Thượng tọa cho rằng cần có giải pháp chung, cụ thể, dài hạn để nâng cao chất lượng tại các cơ sở giáo dục mầm non do chư Ni tổ chức.

Ni sư Thích nữ Như Nguyệt, Trưởng khoa Giáo dục mầm non - Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM báo cáo thực trạng công tác đào tạo Ni sinh tại khoa
Ni sư Thích nữ Như Nguyệt, Trưởng khoa Giáo dục mầm non - Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM báo cáo thực trạng công tác đào tạo Ni sinh tại khoa

Cũng tại tọa đàm, Ni sư Thích nữ Như Nguyệt, Trưởng khoa Giáo dục mầm non - Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM đã báo cáo về thực trạng công tác đào tạo Ni sinh tại khoa. Từ đây, nêu bật một số hạn chế còn tồn đọng và hướng khắc phục để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cho giáo dục mầm non trong tương lai.

Được biết, tọa đàm nhận được 16 tham luận gửi về và hơn 10 ý kiến phát biểu trực tiếp đã khái quát được các vấn đề có liên quan về thực trạng giáo dục mầm non do Ni giới trực tiếp đào tạo, giảng dạy để từ đó có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt chú trọng giáo dục đạo đức và kỹ năng cho các em.

Quang cảnh buổi lễ khai mạc

Quang cảnh buổi lễ khai mạc

Các nội dung được trình bày tại buổi tọa đàm: Ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục mầm non trong giáo dục Phật giáo; Công tác đào tạo chư Ni và nữ Phật tử khoa Giáo dục mầm non tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM; Trường mầm non Tịnh Nghiêm: Quá trình hình thành và phát triển; Từ Tâm Oanh Vũ - Ngôi trường mầm non đầu tiên của 5 tỉnh Tây Nguyên; Ứng dụng hiểu biết về nhu cầu phát triển tâm lý của trẻ em từ 0 đến 6 tuổi trong nuôi dạy trẻ tại các cơ sở mầm non Phật giáo; Thực trạng các trường mầm non Phật giáo tại TP.HCM; Tầm quan trọng, ý nghĩa của giáo dục mầm non Phật giáo; Thực trạng phát triển giáo dục mầm non Phật giáo hiện nay; Thuận lợi, khó khăn và giải pháp phát triển giáo dục mầm non Phật giáo...

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1292 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Phật giáo Nam Phi: Quá trình chuyển đổi từ tôn giáo nhập cư đến một phần của xã hội đa văn hóa

GNO - Tuy chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XX, nhưng Phật giáo Nam Phi đã trải qua một hành trình dài với nhiều thăng trầm. Từ những dấu chân ban đầu với các nhà truyền giáo và thương nhân châu Á, Phật giáo dần hình thành và phát triển trong một xã hội đa sắc tộc và đa văn hóa.
Các diễn giả tham gia Đối thoại toàn cầu - Bodh Gaya lần thứ 7 tại hội trường Nalanda thuộc Trung tâm Quốc tế Tiến sĩ Ambedkar

Ấn Độ: Đối thoại toàn cầu Bodh Gaya lần thứ 7

GNO - Trong hai ngày 29 và 30-3-2025, tại New Delhi, Hội Deshkal kết hợp với Hội đồng các vấn đề thế giới Ấn Độ (Indian Council of World Affairs) đã tổ chức Đối thoại toàn cầu - Bodh Gaya lần thứ 7 tại hội trường Nalanda thuộc Trung tâm Quốc tế Tiến sĩ Ambedkar.

Thông tin hàng ngày