Ni trưởng Thích nữ Chơn Hiền, Chứng minh Phân ban Ni giới T.Ư vừa viên tịch tại cố đô Huế

Ni trưởng Thích nữ Chơn Hiền (1931-2023) được cung thỉnh ngôi vị Đường đầu đàn giới Ni
Ni trưởng Thích nữ Chơn Hiền (1931-2023) được cung thỉnh ngôi vị Đường đầu đàn giới Ni
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ni trưởng Thích nữ Chơn Hiền, Chứng minh Phân Ban Ni giới T.Ư, Chứng minh Phân ban Ni giới tỉnh Thừa Thiên Huế, trú trì các chùa Diệu Viên và Diệu Hỷ, vừa viên tịch tại cố đô Huế.

Được biết, do niên cao lạp trưởng, Ni trưởng Thích nữ Chơn Hiền đã thuận thế vô thường viên tịch vào lúc 1 giờ 25 phút hôm nay, mùng 4 tháng 2 nhuận-Quý Mão (25-3-2023), tại chùa Diệu Viên (4/126 Nguyễn Hữu Cảnh, P.Thủy Dương, TX.Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế); trụ thế 94 năm, 65 hạ lạp.

Đại diện môn đồ pháp quyến thông tin cho PV Báo Giác Ngộ thường trú tại Huế biết lễ nhập quan sẽ được cử hành vào lúc 15 giờ chiều nay, mùng 4 tháng 2 nhuận-Quý Mão (25-3) tại chùa Diệu Viên. Kim quan Ni trưởng sẽ được tôn trí cũng ở đây.

Lễ viếng bắt đầu từ lúc 7 giờ 26-3; lễ truy niệm cử hành vào lúc 7 giờ ngày 31-3 (10 tháng 2 nhuận-Quý Mão), sau đó phụng tống kim quan Ni trưởng nhập tháp trong khuôn viên chùa Diệu Viên, Huế.

Được biết Ni trưởng thế danh Phạm Thị Hồng Diên, pháp danh Tâm Đức, tự Chơn Hiền, sinh năm Tân Mùi (1931) tại Triều Sơn Tây, Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sinh tiền Ni trưởng được cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Hộ Nhẫn hướng dẫn phát tâm xuất gia năm 1950 với cố Ni trưởng Thích nữ Hướng Đạo tại chùa Diệu Viên, Huế.

Ni trưởng là bậc Trưởng lão Ni đạo hạnh, tấm gương sáng suốt một đời khiêm cung, tu học tinh tấn, nghiêm trì giới luật, được các thế hệ Ni chúng kính ngưỡng, được cung thỉnh vào hàng giới sư, ngôi vị Đường đầu đàn giới Ni ở các Đại giới đàn ở cố đô Huế.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cần phải thấy rõ, các duyên bên ngoài (có vật chất, ngũ dục) chỉ là những điều kiện cần, bình an trong tâm mới là điều kiện đủ cho hạnh phúc, cho chất lượng cuộc sống...

Hiểu đúng về “xả bỏ ham muốn”

GNO - Theo tôi được biết, đạo Phật dạy con người xả bỏ ham muốn, nhưng thực tiễn cuộc sống thì vẫn phải có ham muốn. Như vậy đạo Phật cho phép ta muốn gì và không muốn gì? Thế nào là muốn ít và biết đủ?

Thông tin hàng ngày