Nơi tuyến đầu ấy... cần có bạn và tôi!

Sư cô Nhuận Bình đang làm tình nguyện viên tại Bệnh viện Dã chiến thu dung số 12 - TP.Thủ Đức
Sư cô Nhuận Bình đang làm tình nguyện viên tại Bệnh viện Dã chiến thu dung số 12 - TP.Thủ Đức
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 6-8, những ngày “dễ thở” hơn với một số vùng vừa hết giãn cách trong tỉnh Đắk Nông, tôi lại nhận được thông tin trăn trở từ tuyến đầu tại TP.HCM. Nơi ấy, bạn tôi - người tu sĩ đang cùng các tình nguyện viên ngày đêm dấn thân...

Hiểm nguy của tuyến đầu không còn là điều mới mẽ. Tiếng còi xe cấp cứu, số lượng F0 đang điều trị không còn xa lạ, nhưng điều đáng sợ nhất ở nơi ấy là nỗi cô đơn, trống trải và ám ảnh.

Đọc dòng status của bạn mới đăng, lòng tôi băn khoăn và suy nghĩ thật nhiều. Đã đành nơi điều trị chỉ có bệnh nhân cùng y bác sĩ và các tình nguyện viên chăm sóc sức khỏe, nhưng thân nhân, gia đình, bạn bè của họ đâu, để đến nỗi phải xin số zalo, phải hỏi thăm nhau từ những người cùng điều trị?

Nhiều bài trước, Sư cô Nhuận Bình đã nói, ở tuyến đầu, các bác sĩ và tình nguyện viên, vừa giúp đỡ chăm sóc bệnh, vừa là người tư vấn tâm lý, vừa như thân nhân an ủi cho họ. Nhưng tôi thấy như vậy là quá sức cho các “chiến sĩ”. Họ quá kiệt sức trong bộ đồ bảo hộ, mệt lả với những chăm sóc bệnh nhân... làm sao có thể để họ làm thêm các việc khác nữa?! Như vậy sẽ không ổn cho chặng đường dài chiến đấu với F0.

Cách đây vài hôm, tiếng saxophone của nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn trong khu điều trị và tiếng hát của các ca sĩ, nghệ sĩ đã đem đến “liệu pháp tinh thần” đáng quý, tôi nghe mà cảm xúc vô bờ. Có một số người bình luận tiêu cực, riêng tôi, âm nhạc là liều thuốc quý giúp công tác điều trị tốt hơn.

Nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn biểu diễn tại Bệnh viện dã chiến số 3 (TP.Thủ Đức)

Nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn biểu diễn tại Bệnh viện dã chiến số 3 (TP.Thủ Đức)

Tôi nghĩ, đáng lẽ, chúng ta nên tổ chức các buổi âm nhạc trực tuyến, chiếu phim, giao lưu âm nhạc với một vài ca sĩ, trò chuyện với các nhà tư vấn tâm lý... qua tổng đài kết nối trực tuyến và phát trên nhiều màn ảnh rộng ở các khu cách ly, mỗi ngày một khung giờ cố định. Như vậy sẽ giúp mỗi người giải tỏa được phần nào những mệt mỏi, lo âu, căng thẳng... của chính mình.

Trước mắt, nếu có thể, tôi xin tình nguyện kết nối với một vài quý vị trong khu vực điều trị cần sự động viên qua Zalo: 0983.373.953 (Thích Quảng Mẫn). Xin nói trước, tôi không phải là nhà tư vấn tâm lý, cũng không phải là chuyên gia điều trị, nhưng nếu thật sự những F0 trong đó cần có người “ngồi bên” lắng nghe hoặc trò chuyện thì hãy kết nối với tôi.

Tôi đã sẵn sàng rồi đó! Bạn thì sao? Bạn đã sẵn sàng hưởng ứng tham gia với số Zalo chưa? Biết đâu chúng mình có thể đem đến những điều tích cực cho bà con F0.

Ngày vừa đến tôi xin góp chút nắng!

Bài viết về Sài Gòn mùa giãn cách của bạn xin gửi về email onlinegiacngo@gmail.com, toasoan@giacngo.vn, sẽ được chọn đăng trên Giác Ngộ Online và báo in Giác Ngộ (Chủ đề xin ghi: Sài Gòn mùa giãn cách).

Tòa soạn

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày