Ông Nguyễn Minh Phúc: Giả dạng tu sĩ, làm giả giấy tờ Tăng Ni, huân chương Nhà nước

Nguyễn Minh Phúc trong một tiệm bán pháp phục
Nguyễn Minh Phúc trong một tiệm bán pháp phục
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Vụ việc ông Nguyễn Minh Phúc cũng được đề nghị xử lý nghiêm để trả lời cho công luận tại sao một kẻ làm giả các giấy tờ, làm giả huân chương, bằng khen của lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ… lại nghiễm nhiên tồn tại trong nhiều năm qua như thế. (Thông tin này đã được đăng tải từ tháng 3-2021).

Trường hợp ông Nguyễn Minh Phúc (sinh năm 1983, tự xưng là “Đại đức Thích Tâm Phúc”) xôn xao trên mạng xã hội thời gian vừa qua, đã được các cơ quan chức năng huyện Củ Chi và xã Tân Phú Trung, Ban Trị sự GHPGVN huyện Củ Chi đúc kết trong báo cáo mới nhất gửi đến Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM.

Dư luận bức xúc tại sao một trường hợp làm giả giấy tờ, giả dạng tu sĩ như ông Nguyễn Minh Phúc lại tồn tại nhiều năm qua mà chưa bị xử lý (ảnh: ông Nguyễn Minh Phúc tại một cuộc họp của các cơ quan chức năng địa phương, có sự tham dự của Ban Trị sự GHPGVN huyện Củ Chi)

Dư luận bức xúc tại sao một trường hợp làm giả giấy tờ, giả dạng tu sĩ như ông Nguyễn Minh Phúc lại tồn tại nhiều năm qua mà chưa bị xử lý (ảnh: ông Nguyễn Minh Phúc tại một cuộc họp của các cơ quan chức năng địa phương, có sự tham dự của Ban Trị sự GHPGVN huyện Củ Chi)

Theo đó, báo cáo do Thượng tọa Thích An Thường, Trưởng ban Trị sự GHPGVN huyện Củ Chi ký, cho biết: Thời gian qua trên mạng xã hội truyền tải rất nhiều video clip ông Nguyễn Minh Phúc, ngụ tại nhà số 174/13A ấp Láng Cát, xã Tân Phú Trung (tự xưng là “chùa Hoằng Pháp Trung ương”) giả dạng tu sĩ Phật giáo.

Ủy ban Nhân dân huyện Củ Chi đã triệu tập các cuộc họp xử lý vụ việc, với sự tham dự của đại diện các cơ quan chức năng như Ủy ban MTTQVN, Công an; Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tư pháp, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Văn hóa và Thông tin, Chi cục thuế huyện Củ Chi và xã Tân Phú Trung cùng Ban Trị sự GHPGVN huyện Củ Chi.

Qua thẩm tra khẳng định các loại giấy tờ chứng minh là tu sĩ, các quyết định bổ nhiệm đối với ông Nguyễn Minh Phúc (sinh năm 1983) với chữ ký của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Hòa thượng Trưởng ban Tăng sự Trung ương, khuôn dấu của Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN cấp cho ông Nguyễn Minh Phúc đều do ông Phúc tự làm, giả mạo.

Các huân chương, huy chương, bằng khen của lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ cũng được cơ quan chức năng khẳng định là do ông Phúc tự làm giả.

Liên quan tới các Youtuber quay và phát tán các clip có nội dung xuyên tạc, Ban Trị sự cũng đề nghị Giáo hội có văn bản gửi Sở Thông tin và truyền thông, Công an TP.HCM xử lý.

Ông Nguyễn Minh Phúc trong một cửa hàng bán lễ phục Phật giáo sang trọng ở một quận trung tâm TP.HCM

Ông Nguyễn Minh Phúc trong một cửa hàng bán lễ phục Phật giáo sang trọng ở một quận trung tâm TP.HCM

Vụ việc ông Nguyễn Minh Phúc cũng được đề nghị xử lý nghiêm để trả lời cho công luận tại sao một kẻ làm giả các giấy tờ của GHPGVN - tổ chức duy nhất có đủ tư cách pháp lý, pháp nhân, đại diện Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước, có những phát ngôn xuyên tạc, xúc phạm Phật giáo; làm giả huân chương, bằng khen của lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ… lại nghiễm nhiên tồn tại trong nhiều năm qua như thế.

Vụ việc ông Nguyễn Minh Phúc, từ năm 2014, được Thượng tọa Thích Chân Tính, trụ trì chùa Hoằng Pháp (huyện Hóc Môn) xác nhận không phải là tu sĩ xuất gia ở chùa Hoằng Pháp và thông báo rộng rãi lưu ý đừng để Nguyễn Minh Phúc lừa gạt.

Nguồn tin của Báo Giác Ngộ từ Ủy ban Nhân dân huyện Củ Chi cho biết, ông Nguyễn Minh Phúc thường xuyên núp bóng, lợi dụng danh nghĩa tu sĩ Phật giáo để kêu gọi, vận động, quyên góp gây quỹ nhằm mục đích trục lợi cá nhân bất hợp pháp và tụ tập đông người tại nhà riêng (thực chất là nhà tình thương do Ủy ban MTTQVN huyện cấp cho mẹ của ông vì gia cảnh neo đơn).

Từ năm 2015 cho đến nay, chính quyền địa phương đã nhiều lần cử đoàn đến làm việc về những sự việc bất hợp pháp trên và đã nhiều lần mời ông Phúc đến làm việc nhưng ông đều vắng không có lý do.

Chính quyền địa phương cũng đã tổ chức họp dân thông báo việc ông Nguyễn Minh Phúc giả danh tu sĩ, đồng thời yêu cầu ông Phúc tháo gỡ tất cả các bảng hiệu có nội dung không đúng quy định, trong đó có bảng hiệu để tên gọi là “chùa Hoằng Pháp Trung ương”.

Cơ quan chức năng cũng thông tin cho biết các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước cấp cho tập thể và cá nhân ông Nguyễn Minh Phúc như: 5 Huân chương Lao động (của Chủ tịch nước), 2 bằng khen của… Trung ương không có tên trong danh sách khen thưởng lưu trữ tại Ban Thi đua - Khen thưởng, các trường hợp được khen thưởng không hề có tên ông Nguyễn Minh Phúc.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Họa sĩ Kim Đức

Quy y

GNO - Cái tin chị đi tu làm ai cũng ngỡ ngàng. Bọn thanh niên trong khu phố tiếc hùi hụi vì từ nay không còn ai để theo đuổi, trêu ghẹo. Người già, nhất là những người chuộng trang phục áo dài, áo bà ba lấy làm buồn lắm, bởi chị là một cô thợ may may đồ kiểu xưa rất đẹp.
Chuông chùa Nhật Bản, giống như chuông chùa của các nước khác, được đánh từ bên ngoài bằng chày hoặc thanh xà treo chứ không phải bằng một quả lắc bên trong.

Phạm chung trong đời sống văn hóa, tôn giáo của người Nhật

NSGN - Phạm chung ( bonshō, 梵鐘), cũng được gọi là điếu chung ( tsurigane, 釣鐘) hay đại chung ( ōgane, 大鐘), là những chiếc chuông lớn được nhìn thấy trong các ngôi chùa Phật giáo trên khắp Nhật Bản, dùng để thỉnh mời các Tăng sĩ tập họp hành lễ và để phân định các mốc thời gian trong ngày.

Thông tin hàng ngày