Phân ban Ni giới T.Ư (phía Bắc) cúng dường trường hạ Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh

Ni trưởng Thích Đàm Lan tác bạch cúng dường trường hạ Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh
Ni trưởng Thích Đàm Lan tác bạch cúng dường trường hạ Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ngày 29-7, Phân ban Ni giới T.Ư do Ni trưởng Thích Đàm Lan, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng Thường trực Phân ban Ni giới T.Ư làm trưởng đoàn cùng chư Ni trong Thường trực Phân ban đến thăm, cúng dường trường hạ Ban Trị sự GHPGVN tỉnh - chùa Trình Yên Tử.

Tiếp đoàn có Thượng tọa Thích Đạo Hiển, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, Thủ tọa trường hạ Ban Trị sự Phật giáo tỉnh; Thượng tọa Thích Hiển Thiện, Phó Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh, Phó Duy-na trường hạ và Ban Chức sự trường hạ.

Ban Chức sự trường hạ tiếp chư Ni trong Phân ban Ni giới T.Ư

Ban Chức sự trường hạ tiếp chư Ni trong Phân ban Ni giới T.Ư

Tại đây, đại diện chư Ni trong Phân ban Ni giới T.Ư đã tác bạch cúng dường trường hạ, đồng thời vấn an sức khỏe của Hòa thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh, Đường chủ trường hạ, Ban chức sự trường hạ.

Thượng tọa Thích Đạo Hiển thay mặt Ban Chức sự tùy hỉ công đức của chư Ni trong Phân ban Ni giới T.Ư, đồng thời chúc chư Ni trong Phân ban luôn an lạc.

Đoàn lưu niệm tại trường hạ Ban Trị sự tỉnh - chùa Trình Yên Tử

Đoàn lưu niệm tại trường hạ Ban Trị sự tỉnh - chùa Trình Yên Tử

Được biết, Phật giáo tỉnh Quảng Ninh hiện có 3 trường hạ tập trung, gồm: Trường hạ tại trụ sở Ban Trị sự tỉnh - chùa Trình Yên Tử, trường hạ tổ đình Quỳnh Lâm và trường hạ chùa Lân - thiền viện Trúc Lâm Yên Tử. Trong đó, trường hạ Ban Trị sự GHPGVN tỉnh có số hành giả an cư đông nhất, với 247 hành giả an cư tập trung, thực hiện tiền an cư từ ngày 3-6 đến ngày 31-8-2023 (ngày 16-4 đến 16-7-Quý Mão).

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày