Vì do vô minh tạo nên nghiệp chướng, trần lao, phiền não, nên vào địa ngục. Trong khi Phật nhờ có trí tuệ chỉ đạo, không tạo nghiệp chướng, trần lao và không có phiền não, nên không vào địa ngục.
Vì vậy, khi phát Bồ-đề tâm, nhờ Phật lực gia hộ cho mình có trí tuệ để cắt đứt phiền não, trần lao, nghiệp chướng ở trong địa ngục, giúp mình ra khỏi địa ngục.
Tuy nhiên, Đức Phật nói rằng khi khổ thì mình muốn tu, nhưng khổ thì rất khó tu. Và hơn thế nữa, khi hết khổ, lại không muốn tu. Thật vậy, mình được ra ngoài, được an lành, được sung sướng, mình không muốn tu, vì mình bị cám dỗ trở lại. Cho nên đa số chúng sanh cứ vào địa ngục, rồi ra khỏi địa ngục, lại trở vào nữa, do vô minh khởi lên, vô minh là tham vọng khởi lên, bấy giờ lại bị đọa vào địa ngục. Mà như vậy, từ vô thỉ kiếp cho tới ngày nay, người ta đi ra đi vô trần lao địa ngục không biết bao nhiêu lần.
Các Phật tử nghiệm lại điều này sẽ thấy mình đã phát tâm Bồ-đề từ những kiếp quá khứ. Nếu mình chưa phát tâm Bồ-đề trong quá khứ thì ngày nay gặp Phật pháp, mình cũng không muốn tu, mình không thể nào có niềm tin. Thể hiện ý này, Phật nói những người ở bên cạnh Phật mà họ không thấy Phật, nghĩa là họ không tin Phật, chứ chưa nói không thấy ông Phật bên trong Sa-môn Cù Đàm. Những người không thấy Phật bằng niềm tin, hay hàng ngoại đạo cứ nói Phật là Sa-môn, tức ông thầy tu bình thường, không nghĩ là Phật. Đó là những người không có trồng căn lành trong quá khứ, hay chưa phát Bồ-đề tâm trong quá khứ.
Còn những người đã phát Bồ-đề tâm trong quá khứ và họ tu dần cho đến ngày nay, nên khi Đức Phật ra đời thì nhìn thấy Phật, họ sanh ra kính tín là vừa kính trọng vừa tin Phật. Như tất cả chúng ta thấy Phật bằng niềm tin, tức chúng ta tin Đức Phật phò hộ cho mình, nên mình tu thường nghĩ tới Phật. Điều thứ hai cao hơn một chút là vì trong quá khứ, họ đã phát tâm rồi, họ đã tu rồi, cho nên trình độ của họ cao hơn mình, trần lao nghiệp chướng của họ nhẹ hơn mình. Cũng ở trong loài người, nhưng khác nhau điểm đó.
Tôi nói trên mặt bình đẳng thì con người, ai cũng như ai, nhưng trên mặt sai biệt mà nhìn thì trên đời này, không ai giống ai. Sai biệt này là nghiệp chướng, trần lao và phiền não. Người nào còn đầy phiền não nghĩa là họ không bằng lòng bất cứ cái gì trên đời này, nên lòng họ buồn bực, khổ sở. Ngoài xã hội, họ không bằng lòng, về nhà họ cũng không bằng lòng, đến chùa cũng không bằng lòng người xung quanh. Người này có đầy đủ nghiệp chướng, trần lao, phiền não, mà phiền não này là phiền não nặng. Nhưng có người tu, xóa bớt được một phần phiền não và cũng có người phiền não nhẹ hơn.
Những người đã phát Bồ-đề tâm trong quá khứ và họ tu dần cho đến ngày nay, nên khi Đức Phật ra đời thì nhìn thấy Phật, họ sanh ra kính tín là vừa kính trọng vừa tin Phật. Như tất cả chúng ta thấy Phật bằng niềm tin, tức chúng ta tin Đức Phật phò hộ cho mình, nên mình tu thường nghĩ tới Phật. Điều thứ hai cao hơn một chút là vì trong quá khứ, họ đã phát tâm rồi, họ đã tu rồi, cho nên trình độ của họ cao hơn mình, trần lao nghiệp chướng của họ nhẹ hơn mình. Cũng ở trong loài người, nhưng khác nhau điểm đó.
Trong phiền não có sáu căn bản phiền não và hai mươi phiền não phụ. Người phiền não nặng nhất có đủ phiền não chính và phiền não phụ. Phật dạy mình kiểm tra lại, coi mình đã chế ngự được bao nhiêu phiền não chính và bao nhiêu phiền não phụ, đó là biết tu.
Phật nói phiền não căn bản là tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. Phiền não căn bản nghĩa là ai cũng có. Tham là lòng ham muốn, nhưng có người ham muốn quá nặng, có người ham muốn nhẹ là ham muốn những cái hợp lý, những gì không hợp lý họ không thích. Phật nói người ham muốn nặng thì chưa có, họ muốn có; có rồi, họ muốn nhiều hơn, tức là muốn vượt mức cho phép thì phải mất, nặng là tù tội.
Từ trước tới giờ, mình cứ kẹt vô công việc, lệ thuộc công việc. Nhưng bây giờ mình sống với suy tư để phát huy trí tuệ, để tìm ra sự thật của cuộc đời này là mình từ đâu tới đây, bây giờ mình đang sống trong kiếp người, mình làm gì và sau khi từ bỏ kiếp người này, mình đi về đâu và làm gì.
Đầu tiên mình đọc sách để mở mang trí tuệ, tụng kinh để cảm Phật và Bồ-tát, lạy Phật để sám hối tội căn. Một ngày nếu mình biết sống có ý nghĩa thì có nhiều cái hay lắm. Tôi thường sống theo cách này, dành thì giờ tụng kinh, thiền định, mà quan trọng nhất mình sợ đọa, nên luôn sám hối tội căn. Cố gắng giữ kiếp người sống như thế này và lần lần đi lên, không cho phiền não phát sinh thêm nữa và bớt được cái nào thì đỡ cái đó.
Đọc kinh, sách thấy ý hay và xét lại những việc làm của mình trong những ngày qua. Ý hay là các bậc Hiền Thánh, các bậc tiền nhân có trí tuệ nói, được ghi trong sách. Và lấy đó soi rọi cuộc sống mình để sửa đổi cho đúng, là thể hiện cuộc sống có ý nghĩa.
Thí dụ trong kinh Phật, Phổ Hiền Bồ-tát dạy rằng nếu là người trí thì nên suy nghĩ những gì đáng quý trên thế gian này mà khi mạng chung còn đem theo được thì tích cực làm. Còn cái gì mình ra đi, bỏ lại trên thế gian thì đừng bận tâm, bận tâm quá nhiều thì việc và phiền não cũng nhiều theo. Chuẩn bị ra đi thì phải chuẩn bị hành trang mang theo.
Hành trang thứ nhất là tôi đọc kinh để hiểu thế giới của chư Phật, thế giới của chư Bồ-tát, tức là tìm con đường đi sau khi mình chết. Chưa biết được sau khi chết, mình đi về đâu thì chưa yên tâm được.
Trong kinh, Đức Phật giới thiệu cho mình tất cả thế giới của chư Phật, của chư Bồ-tát. Phật nói muốn làm bạn với các Bồ-tát thì nên làm việc này, việc này…. Muốn về Phật thì nên tu pháp này, pháp này… Và Phật giới thiệu Phật A Di Đà, Phật Dược Sư, Phật Di Lặc, gần mình nhất có Phật Hương Tích.
Đầu tiên mình tin có thế giới Phật và từ niềm tin đó mình tu. Ngày nay khoa học cũng thấy điều Đức Phật nói là đúng, nó cũng giúp mình tin vững thêm nữa. Ngày xưa, các Hòa thượng lớn chỉ tin vậy thôi. Như ngài A Nan nói dù mặt trời có lạnh, mặt trăng có nóng đi nữa, ngài vẫn tin lời Phật, dù chưa thấy thế giới Phật, nhưng Phật chỉ cách tu về thế giới Phật, nên ngài tin và làm theo. Niềm tin mạnh quyết định cao như vậy.
Ngày nay có thể có những điều mình biết hơn nhờ khoa học. Thí dụ ngày xưa, các vị tu hành chưa biết khoa học, nhưng nhờ niềm tin mà họ khám phá được những cái mà bình thường không thể nghĩ tới. Như một thiền sư ngồi bên cái ao, thấy con ếch nhảy xuống ao mà ông ngộ đạo. Còn bây giờ mình thấy ếch nhái nhiều quá, mình đâu có ngộ. Thiền sư ngộ cái gì?
Đầu tiên mình tin có thế giới Phật và từ niềm tin đó mình tu. Ngày nay khoa học cũng thấy điều Đức Phật nói là đúng, nó cũng giúp mình tin vững thêm nữa. Ngày xưa, các Hòa thượng lớn chỉ tin vậy thôi. Như ngài A Nan nói dù mặt trời có lạnh, mặt trăng có nóng đi nữa, ngài vẫn tin lời Phật, dù chưa thấy thế giới Phật, nhưng Phật chỉ cách tu về thế giới Phật, nên ngài tin và làm theo. Niềm tin mạnh quyết định cao như vậy.
Phật nói thế giới mình có loại hình chúng sanh ở trong nước, có chúng sanh ở trên khô là con người sống trên mặt đất. Có loại hình chúng sanh cao hơn nữa ở trong hư không. Cho nên, ngài thấy con ếch nhảy xuống ao, ngài ngộ được mình là con người ở thế giới của con người, nhưng mình nương vào giáo pháp, đi sâu vào thiền định thì mình lọt qua thế giới khác.
Quý vị thấy trong chùa có cái mõ mà người ta chạm hình con cá hóa long, ý muốn nói con cá nhảy qua long môn, nó sẽ thành rồng bay lên. Từ nhận thức thế giới của con ếch nhảy xuống ao, con cá nhảy qua long môn, gợi cho mình tin có thế giới cao hơn là thế giới Phật, thế giới Bồ-tát.
Từ góc độ này tu, tôi nhìn thấy trong thế giới loài người, không ai giống ai, khiến mình nhận ra được sự có mặt của thập loại chúng sanh để mình lựa chọn gần gũi, tu hành.
Không ai giống ai là có người mang thân người nhưng tâm họ là địa ngục, tâm họ là ngạ quỷ, hay tâm họ là súc sanh. Có người mang thân người và tâm họ là người. Có người mang thân người nhưng tâm họ là chư thiên. Có người mang thân người nhưng tâm họ là Thanh văn, hay tâm họ là Duyên giác, hoặc tâm họ là Bồ-tát, thậm chí tâm họ là Như Lai, tâm họ là Phật.
Mình tập trung tư tưởng, rọi vào cuộc sống, thấy rõ có mười loại hình chúng sanh như vậy, thì mình không thắc mắc khi thấy người có suy nghĩ và cuộc sống của địa ngục, vì họ mang thân người nhưng tâm họ là địa ngục.
Và thực tế, mình gần người ác, tâm ác mình sanh ra, khiến mình sợ, không dám gần. Cho nên, tôi khuyên các Phật tử đi chùa nghe pháp, tụng kinh, đừng chụm lại nói chuyện hơn thua phải trái, những thứ này thuộc về ba đường ác. Khi mình nghĩ người phải thì mình bênh vực, người trái thì mình chống đối. Bênh vực và phản đối sẽ tạo thành nghiệp trùng trùng duyên khởi. Mình có tâm phản đối thì những người có tâm phản đối sẽ tới với mình, kết thành bạn. Tu theo con đường này đi xuống rất nguy hiểm, nên hạn chế.
Mình tu cao hơn, rọi kỹ vào ba đường ác, có các vị Bồ-tát thì kết bạn được. Các Bồ-tát lớn hay vô ba đường ác để giáo hóa chúng sanh. Mình chưa dám vô đường ác, vì nghiệp mình còn, nên sợ.
Khi Phật tại thế, tôi nghĩ có ba vị Bồ-tát lớn thị hiện lại. Người thứ nhất là Ưu Ba Ly làm thợ hớt tóc, ngài nói ba đời gia đình ngài làm thợ hớt tóc, chưa thấy một chỉ vàng. Một ngày kiếm đủ sống, không làm dư, vì ngài biết phước tới đâu hưởng tới đó. Vượt trên phước thì mất, ví như ly nước chỉ chứa được bao nhiêu đó thôi, đổ thêm thì nước tràn ra, không dùng được.
Bảy vương tử đi tu theo Phật, cởi hết đồ trang sức ngọc ngà, châu báu cho Ưu Ba Ly. Quý vị nghĩ được như vậy có sướng không.
Có một Phật tử thưa rằng qua Mỹ làm thuê cho người Mỹ già, được người này cho cái nhà. Bà nói nhờ con theo thầy tu mà con được phước như vậy. Tôi nói, tu có phước cũng tốt. Nhưng nhớ mai mốt già cũng chết, cũng phải bỏ lại cái nhà, giống như người Mỹ đã cho bà cái nhà đó. Đừng ráng giữ cái nhà mà đi đầu thai không được, làm ma giữ nhà.
Ưu Ba Ly nghĩ người ta có của báu mà còn bỏ để theo Phật tu, mình không có, ôm cái của này làm chi, rất nguy hiểm, vì sẽ bị người khác giết để đoạt lấy. Và ngài cũng theo Phật đi tu, treo vàng bạc lên cây, ghi rằng ai thấy của này trước là của quý vị. Chẳng bao lâu, ngài đắc quả A-la-hán, thành bậc Luật sư Đệ nhất, chuyên trì luật. Ngày nay, mình tu học luật là do ngài Ưu Ba Ly kiết tập.
Tôi nói đây là Bồ-tát lớn thị hiện vào giai cấp nghèo khổ và tu thành đạo để những người nghèo khác thấy vậy cũng phát tâm tu. Tôi khởi đầu tu cũng từ kính phục, noi theo tấm gương sáng của ngài Ưu Ba Ly, vì tôi cũng thuộc tầng lớp nông dân nghèo.
Vị thứ hai cũng là Bồ-tát lớn thị hiện vô giai cấp cùng đinh để độ người có thân phận thấp kém, đó là Sunita làm nghề hốt phân. Và ngài gặp được Phật, phát tâm tu cũng đắc Thánh quả.
Thực tế mình nhìn vô giai cấp thấp nhất là người làm thuê ở mướn, công nhân, thợ thuyền, trong đó có những người tốt thì mình cũng nên làm bạn.
Bồ-tát mười phương cũng sanh vô các giai cấp khác nhau trong xã hội, kể cả ở giai cấp thấp. Thực sự phải là Bồ-tát lớn là người có tâm hồn lớn, có đầy đủ phước đức và trí tuệ mới dám hiện thân vô chốn tận cùng nghèo khổ và thừa sức giúp họ thoát khỏi cuộc sống ngu dốt, khổ đau, đói khát…
Trên bước đường tu, quan sát xã hội, không phải thấy một người xấu rồi nói tất cả xấu. Mình tìm người tốt trong đám người xấu. Quan trọng là mình không lỗi lầm, không chê bai ai, chỉ lo tự sửa mình và mình phát hiện ra những người tốt thì mình coi là Bồ-đề quyến thuộc.
Và trong các giai cấp khác cao hơn như giai cấp thương gia, chính khách, lãnh đạo… cũng có người tốt, người xấu. Với người tốt thực và họ có đời sống tốt thì kết làm bạn. Không thân cận người tốt giả. Họ làm nhiều việc sai phạm, nên họ sợ, tới cúng chùa, nhờ mình việc này việc nọ, điều này không được. Mình khuyên họ nên tu thì tốt hơn, làm bậy rồi cúng chùa mà mình nhận, làm sao gánh nổi cái nghiệp của họ.
Trên bước đường tu, quan sát xã hội, không phải thấy một người xấu rồi nói tất cả xấu. Mình tìm người tốt trong đám người xấu. Quan trọng là mình không lỗi lầm, không chê bai ai, chỉ lo tự sửa mình và mình phát hiện ra những người tốt thì mình coi là Bồ-đề quyến thuộc.
Thuở nhỏ, ở chùa Huê Nghiêm, tôi thấy có viết lời Phật dạy: “Phật dụng hiền lương, mạc dụng tiền tài hành ác nghiệp”. Nghĩa là Phật dùng tâm hiền lương của con người. Phật không dùng tiền tài. Người ham tiền làm việc ác, hại người, Phật không chấp nhận, Phật không độ, không cứu. Phật cần người hiền lương là người thương người, giúp đời, thì Phật độ họ. Muốn cầu Phật hộ niệm cho mình, phải theo gương Phật. Việc gì có lợi cho cuộc đời, mình sẵn lòng làm. Việc gì tốt cho người, mình gánh vác. Làm như vậy là đồng hạnh đồng nguyện với Phật, Phật phò hộ mình nên mình vượt qua khó khăn. Nhưng vượt qua cái khó rồi, mình đổi ý thì phước này mất hết, Phật không phò hộ mình nữa. Đây là bài học vỡ lòng mà tôi học lúc mới 12 tuổi.
Câu thứ hai: “Tiên cầu lạc cảnh, vô cầu danh lợi lập gian mưu”. Tiên cầu an lạc, nghèo nhưng tâm an lạc là hạnh phúc nhất.
Theo Phật, có năm phước. Phước thứ nhất là tâm được an lạc. Người nằm trên đống vàng nhưng tâm đau khổ là địa ngục.
Lúc làm nghiên cứu sinh ở Pháp, tôi tới thăm một bà rất giàu ở vi-la, nhưng tôi thấy bà như bộ xương và tâm rất đau khổ. Tôi an ủi bà rằng Phật dạy tâm an lạc là phước, nhưng bà không lo tạo phước này, cứ nghĩ tiền nhiều là phước, quan hệ bạn bè nhiều là phước, con cháu đông là phước, mà không nghĩ tới tâm an lạc.
Phật dạy rằng thân khỏe mạnh và tâm an lạc là phước. Người có phước là có sức khỏe, không phải uống thuốc và tâm an lạc, không buồn phiền, lo lắng. Còn thân bệnh hoạn, đi bệnh viện hoài, phải bị mổ xẻ đau đớn thì có phước không? Thân khỏe và tâm an lạc là nội tài, ba yếu tố còn lại là ngoại tài. Đừng dại khờ lo phát triển ngoại tài mà đánh mất nội tài bên trong.
Có người suốt đời lo cho con, để cho nó một khối tài sản, nhưng nó sống hư hỏng, phá hết của cải, khiến cha mẹ đau khổ tột cùng. Lúc tôi ở Pháp, thấy có nhiều cha mẹ làm thật nhiều tiền để gởi cho con học hành. Nhưng nó ăn chơi hư hỏng, học cũng không ra gì. Sau khi đất nước ta giải phóng, cha nó chạy qua Pháp, thấy nó bị nghiện ngập, ông đau khổ quá chết luôn, như vậy là đọa.
Dù người ở giai cấp nào trong xã hội, nhưng họ có tâm thương người, có tâm an lạc, mình có thể kết làm bạn để cùng an lạc với họ, vì thấy người an lạc, mình cũng được an lạc theo. Vì vậy, trong kinh Pháp hoa, Phật có gợi ý rằng ai gần người này, tâm cũng được an. Cho nên, tôi đi vào xã hội, gặp nhiều người, nhưng thấy người nào mà tôi an, dù họ đóng vai nào, là biết người này tốt. Vì tiếp xúc với người tâm an, mình được an theo. Còn tâm họ buồn phiền lo lắng thì tiếp xúc với họ, mình cũng bị ảnh hưởng xấu này.
Dù người ở giai cấp nào trong xã hội, nhưng họ có tâm thương người, có tâm an lạc, mình có thể kết làm bạn để cùng an lạc với họ, vì thấy người an lạc, mình cũng được an lạc theo.
Và tâm an rồi, sẽ thấy hằng hà sa số chư Phật. Thật vậy, nhờ tâm an mới giữ được Chánh niệm, vào được Chánh định, mình mới qua thế giới khác là thế giới tâm linh, tức mình vào hư không.
Mình đang ở trên mặt đất, nếu nhảy xuống sông thì làm con ếch. Nhưng bay vô hư không là vô biển Không, mình thành A-la-hán sẽ thấy vô số thế giới Phật, nay mình thấy thế giới này, mai mình thấy thế giới kia, là thấy tất cả thế giới an lành của chư Phật, thì sao mình không đi vào, nhảy xuống thế giới thấp hèn kia làm chi?
Nhưng muốn bay vô hư không, Phật dạy tu Tứ niệm xứ là quán thân bất tịnh, quán thọ thì khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã. Quán thuần thục như vậy, mọi việc trên cuộc đời mình không thích gì hết, tâm mình trống không, bay vô hư không thì qua loại hình thế giới khác. Và từ đó thâm nhập vào thế giới của Sơ quả, Nhị quả, Tam quả, Tứ quả A-la-hán, cho đến thế giới của các Bồ-tát, thậm chí vô được thế giới Phật.
Thành tựu sở đắc sở chứng như vậy, thật là đại hoan hỷ vô cùng, xứng đáng một kiếp làm người tu hành theo Phật.