Phòng trà Phật giáo trong Phật Quang Sơn

GNO - Một phòng trà tại một ngôi chùa Phật giáo ở Nam Auckland (New Zealand) với nhịp sống chậm, tách khỏi sự hối hả và nhộn nhịp của cuộc sống trong thành phố lớn.

Tình nguyện viên nhà chùa Melody Cai cho biết nhấm nháp một tách trà hoa hồng và thưởng thức một bát cơm rau dưa ở phòng trà Drop Tea tại chùa Phật Quang Sơn ở Flat Bush sẽ "tạo nên sự kỳ diệu" cho tâm hồn.

phong tra PG.jpg


Bên trong này là phòng trà Phật giáo

"Các món ăn rất tươi giống như môi trường, và ngồi ở đây [ở phòng trà] mang lại cho tôi một cảm giác rất yên bình", cô Cai, một người ăn chay nói.

Phật Quang Sơn là ngôi chùa Phật giáo lớn nhất trong cả nước, và khu phức hợp - thiết kế dựa theo các tòa nhà của các triều đại nhà Đường đầu tiên - được xây dựng trong 7 năm với giá 20 triệu USD.

Khai trương vào năm 2007, nhiệm vụ của ngôi chùa là để thúc đẩy "Phật giáo Nhân văn".

Phòng trà chay, nằm trong khu phức hợp, được điều hành chủ yếu bởi các tình nguyện viên và cung cấp một loạt các món ăn chay Phật giáo.

Ẩm thực Phật giáo, ăn chay, thường được dựa trên khái niệm không bạo lực.

Một món ăn đặc trưng ở Water Drop là cơm rau dưa, mà theo nhà chùa đã được sử dụng để chăm sóc cho người sáng lập của Phật Quang Sơn, Đại sư Tinh Vân, khỏe mạnh trở lại sau khi ngài ngã bệnh nặng ở tuổi 17 và không thể ăn được.

Tình nguyện viên nhà chùa, đầu bếp Leeyone Bong, một người Malaysia, cho biết nhiều các món ăn trong thực đơn, chẳng hạn như cà ri laksa hoặc nasi lemak, có ảnh hưởng từ khu vực Đông Nam Á.

Ăn chay cũng làm cho mọi người cảm thấy "sức khỏe" và "nhiều sinh lực hơn", theo một số thực khách.

Wendy Wong, một thực khách thường xuyên của phòng trà, cho biết bà đã hầu như không bị bệnh khi quay sang ăn chay 7 năm trước.

Văn Công Hưng (Theo New Zealand Herald)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày