Rau khoai lang chữa bệnh

Lá khoai lang là loại rau dân dã vừa ngon, vừa mát và bổ, tính bình, vị ngọt, không độc, ích khí lực, kiện tỳ vị, bổ thận âm, dùng chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc. Với những lợi ích như thế, có nhiều người gọi rau khoai lang là “sâm nam”.

Theo các chuyên gia khoa học về dinh dưỡng thì trong 100g rau khoai lang có 91,9g nước, 2,6g protid, 2,8g glucid, 1,4g xenluloza, 48mg canxi, 54mg photpho, 11mg vitamin C.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ rau khoai lang:

Quáng gà: Lá khoai lang non xào với gan gà hoặc gan lợn.

Thiếu sữa: Phụ nữ sinh con thiếu sữa, có thể dùng lá khoai lang tươi non 250 g, thịt lợn 200 g thái chỉ. Xào chín tới, nêm gia vị vừa phải. Ăn nóng còn có tác dụng giải cảm cúm.

Chữa táo bón:  Rau khoai lang luộc chấm nước mắm gừng, tỏi hoặc canh rau khoai lang, ăn nhiều lần.

Thận âm hư, đau lưng mỏi gối: Lá khoai lang tươi non 30 g, mai rùa 30 g, sắc kỹ lấy nước uống hàng ngày.

Phụ nữ băng huyết: Rau lang tươi một nắm giã nát, lấy nước cốt uống trong nhiều ngày.

Mụt nhọt: Để hút mủ nhọt đã vỡ, lấy lá khoai lang non 50 g, đậu xanh 12 g, thêm chút muối, giã nhuyễn cho vào bọc vải đắp lên chỗ đau.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Bí mật của tấm gương biết nói

GNO - Khu chợ đồ cũ gần nhà Kai, lúc nào cũng tấp nập như một mê cung chứa đựng những câu chuyện xưa cũ. Nơi đây có những chiếc đèn dầu hoen gỉ nằm im lìm cạnh những con búp bê sứ sứt môi buồn bã, và những chồng sách cũ kỹ tỏa ra mùi giấy mốc đặc trưng như một lời thì thầm của thời gian…
Hành giả an cư bên Hòa thượng Thích Thiện Nghĩa, Hóa chủ trường hạ chùa Tuyền Lâm (TP.HCM)

Mùa an cư với những tu sĩ trẻ

GNO - Trong bối cảnh xã hội hiện đại không ngừng biến động, nơi con người dễ dàng bị cuốn vào vòng xoáy danh lợi và những xáo trộn nội tâm, an cư kiết hạ không chỉ là truyền thống mà còn là liều thuốc tinh thần quý báu cho chư Tăng Ni, đặc biệt là thế hệ tu sĩ trẻ. 

Thông tin hàng ngày