Sám hối tội hủy báng?

Sám hối tội hủy báng?
0:00 / 0:00
0:00

GNO - Tôi biết đến Phật pháp từ khoảng bốn năm nay. Thời gian đó, mẹ tôi bị bệnh nặng, tôi sợ mẹ có bề gì nên đã cầu nguyện Đức Phật cứu giúp cho mẹ. Tôi đã nguyện ăn chay nếu mẹ tôi khỏi bệnh, có lẽ lời cầu nguyện của tôi đã được Đức Phật cảm ứng nên mẹ tôi giờ đã khỏe mạnh. Sau này khi tôi tìm hiểu sâu hơn về Phật pháp, bước vào đường tu học tôi thấy rất tuyệt vời, cuộc sống của tôi rất vui vẻ, bình an. Tôi vẫn tiếp tục duy trì sự tu học nhưng hiện tôi cảm thấy bối rối và lo sợ khi biết đến tội hủy báng Tam bảo, vì trước đây do thiếu hiểu biết nên mắc phải.

Tôi cảm thấy rất hoang mang vì biết mình đã tạo ra tội nghiệp lớn, chính điều này làm tinh thần tôi không được thoải mái. Xin quý Báo chỉ cách cho tôi hóa giải nghiệp này để tiếp tục tu học theo Phật pháp.

(LỆ THU, lethuspta@gmail.com)

Bạn Lệ Thu thân mến!

Trong thực tế, có không ít người từng trải qua những cảm xúc và kinh nghiệm như bạn. Bởi trước đây chưa hiểu đạo, tự tin và có phần ngã mạn thái quá nên thường nghĩ hoặc buông lời xúc phạm đến Trời Phật. Riêng bạn, nhờ căn lành vẫn còn nên đã biết quy hướng Tam bảo, biết tu tập theo Chánh pháp, và nhất là biết sợ tội lỗi hủy báng của mình.

Theo tinh thần từ bi và trí tuệ của nhà Phật, người không hiểu biết nên phạm lỗi cũng chưa đáng tội. Mê từ tâm này mà ra thì khi giác ngộ rồi cũng chính từ tâm ấy mà sửa. Quan trọng là nhận ra tội lỗi của mình để tìm cách khắc phục. Hẳn bạn đã từng biết câu “Tội từ tâm khởi đem tâm sám” nên biết lỗi thì chuộc lỗi bằng cách thành tâm sám hối.

Tất cả các vấn đề tốt xấu, thuận nghịch của cuộc sống đều bắt nguồn từ nơi ba nghiệp ý, miệng, thân (suy nghĩ, lời nói, hành động) của mình. Nếu suy nghĩ, lời nói và hành động xấu ác thì nhận lấy hậu quả khổ đau. Ngược lại nếu suy nghĩ, lời nói và hành động thiện lành thì gặt hái kết quả an vui.

Nên trước hết, bạn cần khởi tâm ăn năn, hối cải về những mê lầm, tội lỗi hủy báng của mình. Kế đến bạn cần nương theo một trong những bộ kinh sám như Thủy sám, Lương hoàng sám, Ngũ bách danh Phật, Vạn Phật, Hồng danh bửu sám v.v… để xưng niệm và lễ bái sám hối tất cả nghiệp chướng. Bạn cần lễ bái cho đến khi nào nhận thấy tâm tư thanh thản, nhẹ nhàng mới thôi.

Lễ bái hồng danh Phật có công đức không thể nghĩ bàn. Vì thế, bạn hãy thành tâm kính lễ để hóa giải nghiệp chướng, đồng thời khiến cho phước đức tăng trưởng, thành tựu hạnh phúc và an lành trong cuộc sống.

Chúc bạn tinh tấn!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Thiện Tấn trao quyết định bổ nhiệm trụ trí chùa Thâm Khê đến Đại đức Thích Tuệ Không

Quảng Trị: Bổ nhiệm trụ trì chùa Thâm Khê

GNO - Sáng 22-6, được sự đồng thuận của chính quyền các cấp, thừa ủy nhiệm của Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Trị, Ban Trị sự GHPGVN H.Hải Lăng phối hợp với Ban Hộ tự chùa Thâm Khê trang nghiêm tổ chức Lễ công bố, trao quyết định bổ nhiệm trụ trì đến Đại đức Thích Tuệ Không.

Khi chúng ta hiểu và sử dụng nguyên ngữ, chúng ta mới có thể tiếp cận tri thức một cách chân thật và vẹn nguyên nhất

Vai trò của nguyên ngữ trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn

GNO - Đó là nội dung chia sẻ của TS.Đỗ Quốc Bảo tại Thư Hiên Dịch Trường, 48 đường số 13, P.An Phú, TP.Thủ Đức, TP.HCM, vào ngày 2-11-2024; sự kiện đã thu hút nhiều học giả, sinh viên và những người đam mê tri thức tham gia trực tiếp cũng như thông qua hình thức trực tuyến Zoom.
Đức Phật - bậc Đại Giác Ngộ, Chánh đẳng Chánh giác

Minh và vô minh

GNO - Minh trong đạo Phật là tuệ giác, thấy biết như thật về vạn pháp. Khi thành đạo, Đức Phật chứng Tam minh (Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh). Các bậc Thánh A-la-hán chứng đạo thì vô minh diệt và minh sinh.

Thông tin hàng ngày