Tại gia vẫn báo hiếu tốt

Bạn nên học hạnh báo hiếu của người cư sĩ tại gia để vừa hiếu thảo với cha mẹ, tổ tiên mà vừa làm tròn bổn phận làm chồng, làm cha của mình - Ảnh minh họa từ Làng Mai
Bạn nên học hạnh báo hiếu của người cư sĩ tại gia để vừa hiếu thảo với cha mẹ, tổ tiên mà vừa làm tròn bổn phận làm chồng, làm cha của mình - Ảnh minh họa từ Làng Mai
0:00 / 0:00
0:00

GNO - Tôi năm nay 40 tuổi, đã có vợ và một con. Tôi đã quy y Tam bảo từ nhỏ, mỗi tối thường vào chùa tu tập, tụng niệm. Một năm trở lại đây không biết căn duyên thế nào mà tôi ăn chay và không thèm ăn mặn nữa. Tôi cảm nhận rõ về sanh tử luân hồi, và chỉ có xuất gia mới báo hiếu, mới cứu được cha mẹ cũng như cửu huyền thất tổ nên tôi có ý định xuất gia. Rất mong được quý Báo góp ý và sẻ chia.

(QUỐC HUY, chauquoc_huy...@yahoo.com)

Bạn Quốc Huy thân mến!

Bạn được quy y Tam bảo từ nhỏ và thường xuyên tụng niệm mỗi ngày là một phước báo lớn. Nhờ tu tập, tụng niệm lâu ngày nên bạn thấm nhuần nghĩa lý của kinh pháp, trong thâm tâm cảm nhận rõ sự vô thường của cuộc sống cũng như sự sanh tử luân hồi của kiếp nhân sinh.

Mặt khác, nhờ tu tập nên tâm từ bi ngày một lớn, luôn thương xót chúng sanh cộng với một số thay đổi của cơ thể nên bạn chỉ thích ăn chay, không thèm ăn mặn nữa. Đây cũng là phước duyên của bạn, vì ăn chay trường đúng cách không những có lợi cho sức khỏe mà còn góp phần nuôi dưỡng tâm từ, bớt tạo sát nghiệp.

Tuy nhiên, việc bạn có ý định xuất gia vì “chỉ có xuất gia mới cứu được cha mẹ cũng như cửu huyền thất tổ” thì cần phải suy xét lại. Bởi người xuất gia có cách báo hiếu của người xuất gia và người tại gia cũng có cách báo hiếu của người tại gia. Đó là chưa nói đến trách nhiệm làm chồng, làm cha mà bạn đang gánh vác vốn dĩ nặng nề nên không phải muốn xuất gia là được.

Thiết nghĩ, bạn nên học hạnh báo hiếu của người cư sĩ tại gia để vừa hiếu thảo với cha mẹ, tổ tiên mà vừa làm tròn bổn phận làm chồng, làm cha của mình.

Chúc bạn tinh tấn!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.
Tác giả, Phật tử Nguyễn Tường Bách trong khuôn viên vườn nhà - Ảnh: TGCC

Tác giả Nguyễn Tường Bách sẽ nói chuyện và giao lưu về chủ đề Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á

GNO - Nguyễn Tường Bách - tác giả, dịch giả của nhiều cuốn sách được nhiều người đọc yêu thích như Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt, Đêm qua sân trước một cành mai, Đạo của vật lý, Con đường mây trắng ... - sẽ có buổi trò chuyện và giao lưu xoay quanh chủ đề “Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á”.

Thông tin hàng ngày