Tại sao phải lạy Phật?

Tại sao phải lạy Phật?
0:00 / 0:00
0:00

GNO - Tại sao phải lễ lạy Đức Phật? Tác dụng của lễ lạy là gì?

(HÙNG DŨNG, dunghung…@gmail.com)

Bạn Hùng Dũng thân mến,

Theo Phật giáo, vì cảm phục và sùng kính ân đức vô lượng, trí tuệ vô biên của chư Phật, chư vị Bồ-tát; phát xuất từ sự nhận thức về nhân cách siêu việt, cao tột của các Ngài mà hàng Phật tử chí thành lễ bái.

Khi lễ bái, chúng ta biểu lộ sự kính trọng của mình qua thân tướng đồng thời lập chí noi theo công hạnh của các Ngài. Xưng tán và kính lễ công đức chư Phật, chư vị Bồ-tát với tâm chân thành, lòng kính ngưỡng thiết tha, chắc chắn từng bước ta sẽ đạt đến quả vị như các Ngài.

Mặt khác, lễ Phật vì dẹp bỏ ngã mạn. Bản chất con người lúc nào cũng tự cao tự đắc, đó là tánh xấu khiến mọi người chán ghét, xa lánh, làm tiêu mòn công đức. Phật tử ý thức được điều này, kính lạy Phật, Bồ-tát và chư Hiền Thánh Tăng, để diệt trừ tâm ngã mạn của mình.

Lễ Phật vì noi gương. Kính lạy Đức Phật vì chúng ta muốn học tập theo tấm gương của Ngài. Phật là bậc toàn giác, đầy đủ mọi công đức, viên mãn trí tuệ và từ bi nên hàng Phật tử chúng ta phải kính lễ để học tập theo Đức Phật, muốn dẹp bỏ những tánh xấu, thực hành đức hạnh để tự hoàn thiện mình thì kính lễ những bậc đức hạnh là điều cần thiết.

Sách Bước đầu học Phật, Hòa thượng Thích Thanh Từ viết: “Lạy Phật không vì van xin tha tội, không vì cầu mong ban ân, chỉ vì quý kính công đức trí tuệ của Phật nên chúng ta lạy Ngài. Lạy Phật để thấy mình còn thấp thỏi ti tiện, bỏ hết những thói ngạo mạn cống cao. Quý kính gương cao cả của Phật để mình noi theo. Phước đức lạy Phật là ở chỗ đó”.

Chúc bạn tinh tấn!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Đoàn chụp hình lưu niệm tại chánh điện tạm của chùa Vạn Thành

Về nguồn - Chuyến đi khép lại đầy ý nghĩa của Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức (cũ)

GNO - Chuyến xe từ TP.Thủ Đức (cũ) vượt hơn 170 cây số về chùa Vạn Thành, ở vùng quê Lấp Vò - Đồng Tháp (cũ), quê hương của cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh, vị giáo phẩm lãnh đạo cấp cao của Giáo hội, bậc Thầy hướng dẫn tâm linh của nhiều thế hệ Tăng Ni, Phật tử, gắn bó với địa phương Thủ Đức gần thế kỷ.
Ảnh minh họa

Hồi đầu có thực sự thị ngạn?

NSGN - Trong kho tàng thành ngữ và tư tưởng phương Đông, câu nói “Hồi đầu thị ngạn” (回頭是岸) - “Quay đầu là bờ” - đã trở thành một lời nhắc nhở đầy nhân văn và triết lý.

Thông tin hàng ngày