Tết đọc sách: Truyện dài "Những ngày còn lại" của Trầm Nguyên Ý Anh

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Tác giả Trầm Nguyên Ý Anh (1955-2020) tên thật là Trầm Thị Sương, quê quán Trà Vinh. Tuy chạm ngõ văn chương bằng thể loại thơ nhưng thành tựu văn học nổi bật của nữ nhà văn lại nằm ở thể loại truyện ngắn.

Trầm Nguyên Ý Anh đã đoạt giải nhất cuộc thi Truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long 2002, với truyện Tiếng sáo bay xa và cũng từ đó nhiều tác phẩm truyện ngắn khác đã ra đời và được giới thiệu trên nhiều diễn đàn văn chương khắp cả nước. Đặc biệt tác giả Trầm Nguyên Ý Anh cũng đã có những truyện ngắn được giới thiệu trên báo Giác Ngộ.

Tập truyện dài Những ngày còn lại của Trầm Nguyên Ý Anh

Tập truyện dài Những ngày còn lại của Trầm Nguyên Ý Anh

Truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh thường khai thác thân phận con người nhỏ bé trong xã hội hiện đại, tác giả thành công khi khắc hoạ cái đói, cái nghèo, đói nghèo đeo đuổi thì nhân cách dễ bị tụt dốc. Nhưng khi con người vướng vào vòng danh lợi, sự tụt dốc cũng dễ dàng xảy ra. Cuộc đấu tranh chống lại sự tụt dốc của nhân cách và đạo đức là cuộc đấu tranh lâu dài, đầy khổ ải và nhọc nhằn. Chính mình đấu tranh với mình để mình rời thật xa phần con và đến thật gần phần người nhằm bảo dưỡng cái thiện.

Trầm Nguyên Ý Anh dùng ngòi bút để chia sẻ nỗi nhọc nhằn với người “cùng khổ”, nhưng triệt tiêu đói nghèo cần sự nỗ lực của toàn xã hội cùng chung tay góp sức. Truyện Trầm Nguyên Ý Anh tìm đến những mảnh đời thường tuy nghiệt ngã nhưng luôn hướng về ánh sáng chân lý, tình cảm nhân văn.

Năm 2011, NXB Văn hóa Văn nghệ đã in truyện dài Nhng ngày còn li của tác giả Trầm Nguyên Ý Anh. Truyện gồm có 17 chương tập trung khắc họa nhân vật Phong, đứa con của một gia đình giàu có nhưng không may mẹ lại mất sớm, cha lấy vợ khác khiến cho Phong ngày càng xa cách với cha và ác cảm với dì ghẻ.

Cũng từ những mâu thuẫn trong gia đình, Phong bỏ bê việc học, lang thang, mất phương hướng và rơi vào con đường ăn chơi trụy lạc. Nỗi đau đớn tột cùng đã đến với Phong khi anh biết mình đã bị nhiễm HIV. Tuy ham chơi, phóng đãng nhưng trong thẳm sâu tâm hồn của Phong người đọc vẫn thấy phong thái anh hùng mã thượng của một người thanh niên hết lòng vì bạn bè (Quyên, Tuấn, Nga "gồng"…), người thân (cha Phong, bé Phượng, dì Thủy Tiên) kể cả trong những giây phút bi đát cuộc cuộc đời.

Phong đã làm lại cuộc đời và sống có ích sau khi biết được mình bị nhiễm căn bệnh thế kỉ. Chính hạt mầm thiện ấy đã cảm hóa chính người dì ghẻ Thủy Tiên luôn có ác cảm với Phong. Anh đã sống những ngày còn lại bằng sự yêu thương. Người đọc nghẹn ngào xúc động nhất khi chứng kiến những việc làm của Phong khi Phong đã dang vòng tay đầy yêu thương để đùm bọc Trúc Chi, một bé gái bơ vơ không nơi nương tựa mà Phong vừa nhận làm em nuôi.

Sự ngây thơ thánh thiện của Trúc Chi đã gieo vào tâm hồn cứ ngỡ đã chai sạn vì nghịch cảnh sự hồi sinh và niềm tin vào cuộc đời. Người đọc ngộ ra sự tử tế, sống có ích, mầm thiện đã, đang và sẽ mãi mãi nở hoa kết trái, Trúc Chi sẽ mang tất cả những điều ấy đi về phía tương lai khi Phong không còn nữa.

Chiều đã buông một màu tím ngắt trên cả khoảng không vô tận. Đường chân trời chấm dứt ở dăng cây xa tít. Vườn hoa của Phong cũng nhạt nhòa đi trong bóng chiều. Những đóa hoa ngày ngày khoe sắc. Những giọt mồ hôi cần cù của Phong đã đổ xuống cho đất mặn mòi hơn. Gã vẫn cặm cụi chăm chút từng luống hoa như chăm chút từng ngày từng giờ sống ít ỏi còn lại của mình. Và gởi gắm trong việc làm đó là ước muốn lớn lao: Trúc Chi phải có tiền ăn học. Trước khi ra khỏi cuộc đời này, Phong muốn mình nhìn thấy Trúc Chi đạt được điều nó muốn.

Trầm Nguyên Ý Anh

Với Những ngày còn lại, những trang văn của Trầm Nguyên Ý Anh đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó phai nhòa, niềm day dứt khôn nguôi khi nghĩ về phận người bị xô đẩy bởi nghịch cảnh. Thông qua tác phẩm này nhà văn Trầm Nguyên Ý Anh muốn gửi đến độc giả niềm tin bất diệt vào lòng nhân hậu của con người. Mặc dù hoàn cảnh có éo le thì lòng nhân ấy vẫn không dễ lụi tàn để rồi khi có điều kiện nó sẽ nảy nở lan tỏa. Phải chăng giá trị nhân đạo trong tác phẩm này càng nồng nàn hơn có lẽ vì điều đó?

Trầm Nguyên Ý Anh tin tưởng vào con người, nên vẫn có những con người lầm đường lạc lối phục thiện. Mọi cố gắng nhằm để thắp nên một “ngọn đèn không tắt” trong bầu trời đen tối của phần khuất hiện thực cuộc sống, ngọn đèn chiếu sáng lạc quan, tin tưởng vào tương lai. Cái đẹp sẽ chiến thắng cái ác, cái xấu, sau cơn mưa trời lại sáng, đó là triết lý sâu sắc của nhà văn.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày