Thái Lan: Vật hộ mệnh được làm từ chất thải nhựa tái chế

Vật hộ mệnh được làm từ chất thải nhựa tái chế - Ảnh: Reuters
Vật hộ mệnh được làm từ chất thải nhựa tái chế - Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
GN - Hai công ty ở Thái Lan đã hợp tác với nhau để tạo ra các vật hộ mệnh bằng nhựa làm từ các nguyên liệu chất thải tái chế. Tổ chức Dots Design Studio cùng với Qualy Design đã trình bày ý tưởng này tại cuộc triển lãm Bangkok’s Design Week 2022 vào tuần trước.

Mục đích của việc này là nâng cao ý thức của người dân Thái Lan về việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là hạn chế lượng chất thải nhựa đổ ra đại dương. Khi môi trường được bảo vệ, nguồn nước trong sạch thì đó chính là “bùa” hộ mệnh không những cho chính bản thân mà còn cho cả cộng đồng. Đó cũng chính là mong muốn của một tín đồ Phật giáo. Theo báo cáo của nhóm Ocean Conservancy có trụ sở tại Hoa Kỳ, Thái Lan là quốc gia có lượng rác thải nhựa xả vào đại dương nhiều thứ 5 trên thế giới.

“Ý tưởng về chiếc bùa hộ mệnh bằng nhựa là kết quả của quá trình tìm kiếm mối liên hệ giữa tình trạng môi trường và nền văn hóa của Thái Lan”, Krit Phutpim, Giám đốc của Công ty Dots Design Studio cho biết.

Bùa hộ mệnh chứa những hình ảnh Phật giáo, có thể là Đức Phật hoặc một nhà sư được tôn kính nào đó, từ lâu đã trở nên phổ biến trong giới Phật tử ở Thái Lan. Họ tin rằng những vật phẩm này sẽ mang đến may mắn, bình an và thịnh vượng cho cuộc sống. Bùa hộ mệnh thường được làm từ đá hoặc gỗ, và còn có thể chứa các thánh vật như tro may mắn hoặc tóc của một nhà sư khả kính.

Tại cuộc triển lãm gần đây, những thẻ bùa hộ mệnh như thế đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của công chúng. Một người tham gia triển lãm nhận xét: “Bùa hộ mệnh được làm bằng chất liệu gì không quan trọng và dĩ nhiên, nhựa cũng tốt giống như bất kỳ loại chất liệu nào khác.” Một người khác cũng đồng ý rằng: “Đây là một ý tưởng tuyệt vời khi biết sử dụng những nét văn hóa đặc trưng để nâng cao ý thức về một vấn đề mang tính cấp thiết của thời đại”.

Quy trình sản xuất biến nhựa phế thải thành bùa hộ mệnh của Phật giáo trên trang Insagram của Qualy Design. Chúng được chạm nổi hình ảnh một vị Phật thiền định ở mặt trước và một từ tiếng Thái với nghĩa “ý thức” ở mặt sau để nhắc nhở người đeo về lợi ích của việc ý thức đối với cuộc sống cũng như tầm quan trọng của những thẻ bùa này đối với quá trình cải thiện hệ sinh thái. Teerachai Suppameteekulwat, người sáng lập Qualy Design, cho rằng thiết kế này có thể giúp mọi người ý thức hơn về sự tác động của cuộc sống hàng ngày đối với môi trường xung quanh.

Ngoài ra, để tăng giá trị về mặt tâm linh, các nhà sư còn chú nguyện cho các thẻ bùa hộ mệnh trước khi phân phát cho quần chúng sử dụng.

Thái Lan là một quốc gia chủ yếu theo đạo Phật. Theo số liệu năm 2015, 94,5% dân số (khoảng 69 triệu người) là Phật tử với hơn 300.000 nhà sư và 40.000 ngôi chùa Phật giáo.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày