Thiền định giúp nhân viên y tế giảm thiểu tình trạng kiệt sức

Khóa thiền dành cho nhân viên y tế tại New York
Khóa thiền dành cho nhân viên y tế tại New York
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng việc thực tập thiền định và quán tưởng về lòng từ bi có thể giúp các chuyên gia y tế thuyên giảm sự kiệt sức trong công việc.

Nghiên cứu này (hiện có hình thức trực tuyến) thuộc chương trình “Học bổng Y học thiền định” kéo dài 12 tháng tại Trung tâm Thiền New York. Đây là chương trình nhằm đào tạo nâng cao cho các bác sĩ, y tá cũng như các điều dưỡng đang tìm cách tích hợp phương pháp quán chiếu vào công việc của họ.

Các phát hiện của nghiên cứu cho thấy sự cải thiện rõ ràng ở các chuyên gia y tế về ba phương diện thường gặp: giảm thiểu suy kiệt về mặt cảm xúc, giảm thiểu chứng mất nhân cách và tăng cảm giác thành tựu ở mỗi cá nhân.

Trong số 34 người tham gia nghiên cứu, có 32 người đã hoàn thành các đánh giá cơ bản và nâng cao với việc chia sẻ kinh nghiệm của họ về khối lượng công việc và tình trạng kiệt sức sau khi hoàn thành công việc. Nhóm người nghiên cứu thuần tập bao gồm 28 bác sĩ, 3 y tá và một vị điều dưỡng đều làm việc trong nhiều chuyên ngành khác nhau.

Tình trạng suy kiệt ở nhân viên y tế
Tình trạng suy kiệt ở nhân viên y tế

Trung tâm Chăm sóc thiền định ở New York là một tổ chức giáo dục phi lợi nhuận, chuyên kết hợp và áp dụng các phương pháp thiền định vào y học đương đại, do các Thiền sư Koshin Paley Ellison Sensei, MFA, LMSW, DMIN và Chodo Robert Campbell Sensei, GC-C thành lập và lãnh đạo. Cơ sở này đã ra mắt “Học bổng Y học thiền định” vào năm 2021, sau nhiều năm nhận được phản hồi từ các bác sĩ lâm sàng rằng đội ngũ y tế cần được đào tạo và giúp đỡ nhiều hơn, tận tâm hơn để bảo đảm và duy trì sức khỏe của họ.

Nghiên cứu này được thực hiện theo lời khuyên năm 2022 của Tiến sĩ Vivek Murthy - một vị bác sĩ phẫu thuật ở Hoa Kỳ, trong đó nhấn mạnh rằng việc giải quyết tình trạng kiệt sức của nhân viên y tế đang rất cấp thiết, vốn đã đạt đến mức báo động trước đại dịch COVID-19, với mức độ kiệt sức và trầm cảm của các bác sĩ thậm chí còn gia tăng một cách nhanh chóng hơn nữa trong suốt thời gian đó.

“Chúng tôi biết rằng đội ngũ y tế đang gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần. Trong khoảng 5 năm tới, sẽ có khoảng 40-50% trong số họ cân nhắc để nghỉ việc, rời bỏ lĩnh vực này vì tỉ lệ lạm dụng ma túy, rượu bia cũng như tình trạng suy kiệt về sức khỏe nói chung”, Koshin Paley Ellison cho biết.

Vì vậy, chương trình nghiên cứu lần này đã áp dụng một số phương pháp thực hành quán niệm được chứng minh là có thể giúp hỗ trợ sức khỏe của các chuyên gia y tế, bao gồm: thiền định, chánh niệm, quán niệm từ bi, lắng nghe mà không phán xét cũng như xây dựng cộng đồng và các mối quan hệ.

Koshin cho biết: “Những phương pháp được áp dụng dựa trên giáo lý Tứ diệu đế và Bát chánh đạo - đó cũng chính là chương trình giảng dạy cốt lõi, để tìm ra một liều thuốc tốt”.

Koshin và Chodo là giáo viên hướng dẫn của chương trình kéo dài một năm cùng với bác sĩ Tieraona Low Dog, giám đốc của trung tâm và đội ngũ giáo viên. Trước những kết quả tích cực từ việc đào tạo y học thiền định đối với các chuyên gia y tế, nghiên cứu này giúp họ có thể chính thức chia sẻ với cộng đồng về những phương pháp này, đặc biệt là các nhân viên y tế ở những nơi khác. Nghiên cứu này cũng sẽ được công bố trên một tạp chí y khoa được bình duyệt.

Koshin nói, điều mà bạn không thể nhìn thấy trong kết quả tích cực của nghiên cứu là câu chuyện cá nhân của những người đứng sau chương trình này.

“Một trong những nghiên cứu sinh đầu tiên của chúng tôi đến phỏng vấn đã bật khóc. Cô ấy đang làm việc trong một hệ thống bệnh viện lớn ở vị trí lãnh đạo, điều hành chương trình giảng dạy và nội trú. Cô ấy kể về việc cô ấy đã tìm đến cuộc phỏng vấn của chúng tôi như thế nào. Đó cũng chính là cảm giác khi cô ấy về nhà với chồng và các con, thực sự kiệt quệ và không còn chút năng lượng nào”, Koshin chia sẻ.

Tuy nhiên, sau khi phối hợp và thực hành các phương pháp của chương trình sau một thời gian dài, mối quan hệ với “hai cuộc sống” công việc và gia đình của cô đã hoàn toàn thay đổi. Cô ấy cho biết: “Bây giờ tôi có thể rời khỏi nhà và bế các con của tôi theo một cách khác. Tôi cảm thấy hạnh phúc khi được trở về nhà với chúng. Tôi cũng có thể đi du lịch cùng chồng và cuộc sống của tôi đã thực sự thay đổi”.

Nhóm y, bác sĩ tham gia nghiên cứu tìm giải pháp cho sự quân bình trong công việc đặc thù
Nhóm y, bác sĩ tham gia nghiên cứu tìm giải pháp cho sự quân bình trong công việc đặc thù

Nghiên cứu cũng đã nhấn mạnh đến một câu hỏi thực tế là liệu những phương pháp đó khi được áp dụng trong thời gian ngắn hơn có đem đến kết quả tốt như hiện giờ hay không, bởi hình thức đào tạo kéo dài một năm có thể không khả thi đối với đa số các bác sĩ. Chương trình này bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 6 năm sau, những người tham gia được đào tạo từ các buổi học qua zoom hàng tháng và hai khóa tu nội trú cùng với những phân công lâm sàng và cố vấn trực tiếp. Tổng cộng thời gian lên đến 500 giờ.

Koshin cho biết, những chương trình ngắn hơn cũng cho thấy kết quả khả quan, nhưng chương trình này lại rất chú trọng đến việc xây dựng cộng đồng thông qua sự rèn luyện kéo dài một năm.

Koshin nói: “Đây là ưu đãi duy nhất mà chúng tôi từng có với cộng đồng cựu sinh viên hùng hậu như vậy. Họ gặp nhau hàng tháng, kể cả nhóm từ ba năm trước. Tôi nghĩ những gì họ đã khám phá được đều là những người bạn tâm linh tốt. Ngoài những kết quả có thể đo lường được như mức độ kiệt sức, nghiên cứu còn chỉ ra rằng, những người tham gia còn cho biết họ có ‘cảm giác kiên cường và vui vẻ’ mặc cho những hoàn cảnh khó khăn đang diễn ra hàng ngày trong công việc của họ”.

“Ban đầu, thậm chí trước khi họ nộp đơn vào trường y, nhiều nghiên cứu sinh của chúng tôi đã xây dựng cho mình một ước mơ về y học, họ mong muốn mình trở thành người hữu ích và giàu lòng nhân ái để có thể giúp đỡ mọi người. Nhưng theo thời gian, chương trình giảng dạy của ngành y đã loại bỏ ý tưởng đó của họ. Vào ngày đầu tiên đến trường, một trong những học sinh của chúng tôi đã được nói rằng: Hãy đặt cảm xúc của bạn sang một bên và một lúc nào đó chúng sẽ quay trở lại”, Koshin chia sẻ.

Nghiên cứu này cũng đề cập đến các lĩnh vực nghiên cứu tiềm năng trong tương lai, bao gồm theo dõi điểm kiểm kê kiệt sức của người tham gia theo thời gian để hiển thị kết quả theo chiều dọc. Các nhà nghiên cứu có kế hoạch tiếp tục thu thập dữ liệu với các nhóm nghiên cứu sinh tiếp theo để xây dựng đội ngũ với quy mô lớn hơn.

“Chúng tôi đang cố gắng hết sức với mong muốn có thể làm tốt hơn một chút để cung cấp phương thuốc từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhằm giải quyết nỗi đau khổ to lớn này.”, Koshin nói.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày