Thiền sư Egawa, nguyên Tông chủ Tào Động tông (Nhật Bản) viên tịch ở tuổi 93

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Thiền sư Egawa, trú trì đời thứ 25 Tổng bản sơn Tổng Trì tự (Sojiji) - một danh sát Thiền tông nổi tiếng tại Yokohama, Nhật Bản, đã viên tịch vào ngày 19-9-2021 (Lệnh Hoà thứ 3) ở tuổi 93.
Thiền sư Egawa (1928-2021)

Thiền sư Egawa (1928-2021)

Ngài nguyên Tông chủ Tào Động tông Nhật Bản, lãnh đạo tối cao, thứ 33 của Hiệp hội Phật giáo toàn quốc Nhật Bản.

Tang sự của ngài đã được cử hành vào ngày 26-9-2021 tại chùa Tổng Trì, Yokohama. Ngày diễn ra lễ tang vẫn chưa được xác định, nhưng đã được lên kế hoạch tổ chức trang nghiêm tại Tổng Trì tự.

Thiền sư Egawa sinh năm 1928. Sau khi tốt nghiệp Đại học Komazawa, ngài chuyển đến tu học tại chùa Tổng Trì. Ngài từng làm trú trì chùa Thanh Quang ở tỉnh Yamanashi và chùa Bảo Tuyền ở tỉnh Aichi.

Ngài cũng từng là giáo viên trung học phổ thông ở tỉnh Yamanashi trong suốt 17 năm.

Tang sự của ngài được cử hành trang nghiêm dưới sự chủ trì của thiền sư Ishitsuki, đương vi trụ trì chùa Tổng Trì tự

Tang sự của ngài được cử hành trang nghiêm dưới sự chủ trì của thiền sư Ishitsuki, đương vi trụ trì chùa Tổng Trì tự

Năm 1981, ngài được bổ nhiệm làm Viện Phó Thẩm sự môn phái Tào Động (Soto), sau đó làm Giám viện sơn môn Tổng Trì tự (từ 1996). Năm 2010, ngài làm phó trụ trì, và tiếp sau đó, được bổ nhiệm chính thức làm trụ trì Tổng Trì tự. Tang sự của ngài được cử hành trang nghiêm dưới sự chủ trì của thiền sư Ishitsuki, đương vi trụ trì chùa Tổng Trì tự.

Hơn 50 năm trước, thiền sư Egawa Shinzan là người đã dẫn đầu phái đoàn của Tào Động tông Nhật Bản đưa quả chuông hòa bình sang Việt Nam cúng dường và thỉnh những tiếng chuông đầu tiên ngay tại chùa Vĩnh Nghiêm (Sài Gòn).

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Họa sĩ Kim Đức

Quy y

GNO - Cái tin chị đi tu làm ai cũng ngỡ ngàng. Bọn thanh niên trong khu phố tiếc hùi hụi vì từ nay không còn ai để theo đuổi, trêu ghẹo. Người già, nhất là những người chuộng trang phục áo dài, áo bà ba lấy làm buồn lắm, bởi chị là một cô thợ may may đồ kiểu xưa rất đẹp.
Chuông chùa Nhật Bản, giống như chuông chùa của các nước khác, được đánh từ bên ngoài bằng chày hoặc thanh xà treo chứ không phải bằng một quả lắc bên trong.

Phạm chung trong đời sống văn hóa, tôn giáo của người Nhật

NSGN - Phạm chung ( bonshō, 梵鐘), cũng được gọi là điếu chung ( tsurigane, 釣鐘) hay đại chung ( ōgane, 大鐘), là những chiếc chuông lớn được nhìn thấy trong các ngôi chùa Phật giáo trên khắp Nhật Bản, dùng để thỉnh mời các Tăng sĩ tập họp hành lễ và để phân định các mốc thời gian trong ngày.

Thông tin hàng ngày