Tôi yêu báo Giác Ngộ vì tôi là Phật tử

GNO - Bản chất con người vẫn hay mơ mộng ở tuổi vừa mới lớn. Đọc những áng văn hay rồi cũng nhập tâm, vơ vẩn không nơi định hướng - cứ bay bổng như đóa hoa bồ công anh, cứ viết và tặng cho bạn bè. Và cuộc đời rong ruổi từ thi cử thành công đến cuộc sống xô đẩy từ công việc này đến công khác, từ nơi này đến nơi nọ. Ở đâu mình cũng thấy phần lớn bon chen, xô đẩy, giành giật nhau mà không sợ điều tiếng.

Những lúc buồn chỉ nắm tay người bạn thân nhất ngồi nhìn vào hư vô, không biết nơi nào để tin, nơi nào để tựa.

wwwDSC00238.JPG


Tác giả Diệu Hòa - nhận giải thưởng của Báo Giác Ngộ (năm 2011)
từ bài "Ấu thơ của tôi và Tiểu" trên mục Chuyện những Thiên thần quét lá - Ảnh: L.Đ.L

Cảm xúc lên đến tột độ khi nhìn cái lưng tôm tôm của mẹ sao mà thương quá đi thôi. Mẹ ở nơi nào cái lưng tôm không thể lẫn vào được. Ở ngôi chợ mà mẹ kiếm sống hàng ngày, hàng trăm người cũng quần áo xoàng xĩnh như nhau nhưng dáng mẹ thấp thoáng ở nơi nào con đều nhận ra. Và con lên tiếng gọi: “Mẹ ơi”. Chỉ một tiếng thôi là mẹ quay lại. Và tôi đã viết một bài nghiêm túc: “Đời con sáng rực vì có mẹ”. Bài được đăng. Tôi mừng vô ngần khoe mẹ và anh em trong nhà. Ai cũng gật đầu vì sao những điều về mẹ đơn sơ mà không ai nhận ra. Mẹ đọc đôi mắt đỏ hoe…

Ngày xưa khi còn bé tôi sống ở Kon Tum và học trường chùa Bác Ái. Nơi đầu tiên tôi được đi học và biết con chữ đầu tiên. Tôi viết: Ấu thơ của tôi và Tiểu - gởi cho mục Thiên thần quét lá. Và tôi được giải.

Thật lòng tôi chỉ viết một kỷ niệm ngày tôi chưa biết chữ và bắt đầu học ở trường chùa. Kỷ niệm kéo về nhanh quá mà tôi chỉ biết bên tôi là một chú tiểu hiền lành chăm học rồi ngày tôi ra đi chưa một lần quay lại thăm chùa, chưa một lần hỏi thăm chú ấy tu có thành... chánh quả. Vô tâm lắm các bạn đọc bài này ơi! Tôi quên tên chú tiểu mất rồi. Hơn 40 năm tôi không còn nhận ra chú ấy và cả tên chú ấy - một người đã khai tâm cho tôi có thể bước lên đại học và làm việc bấy lâu nay. Đa tạ chú nhiều lắm! Chắc chú xua tay: “Chuyện nhỏ thôi mà”.

Thế rồi tôi thành cộng tác viên cho báo. Nhưng tôi chăm đọc báo Giác Ngộ hơn tôi viết. Từ từ mưa dầm thấm lâu. Tôi không còn buồn khi nhìn những bạn tôi tranh giành tiền bạc và ngôi vị trong cơ quan. Ai cũng có một cuộc sống riêng mình. Ai cũng có một cách hành xử riêng. Tôi chấp nhận thiệt thòi và để tâm mình thanh thản hơn.

Vào công ty tôi làm hết sức và để kết quả không ai trách mình được và khi bước ra khỏi cổng đồng nghĩa với việc tôi không còn suy nghĩ gì về công việc. Những giờ giấc này là của tôi. Tôi bình an với cuộc sống. Tôi hiền hơn, tôi không còn nhìn người khác bằng con mắt tranh giành. Tôi sống thân thiện và yêu thương mọi người. Một ngày tôi lặng lẽ rời khỏi công việc vì thấy nó là dự án tốn nhiều tiền và không có kết quả. Người ta thấy đó là sự đắc thắng. Cho được một người không biết luồn cúi là gì nghỉ việc là tốt lắm rồi. Không có kinh nghiệm: dự án của họ thất bại.

Những ngày tôi tham dự kỷ niệm ngày thành lập báo: Tôi gặp những vị Hòa thượng - người cầm cân nẩy mực cho báo. Tôi gặp Nguyên Cẩn một cây viết sắc sảo bình luận và cho giải pháp hành xử ở nhiều tờ báo khác nhau. Tôi phục anh với ngòi viết cứng rắn ra dáng nam nhi nhiều lắm. Tôi gặp BS Đỗ Hồng Ngọc. Ôi viên ngọc màu hồng mà không hồng tí nào. Ông ngăm ngăm nhưng ngòi viết rất thân thiện. Viết như đang nói chuyện với bệnh nhân, lời khuyên bảo như lời tâm sự cho những người tóc không còn đen… như lời dặn dò chính bác sĩ. Tôi thấy các anh còn tôi vẫn chỉ là hạt cát trong sa mạc thôi.

Bây giờ tôi đang sống với Bụt trong tâm. Ngày một thời kinh. Đến chùa là sống với Bụt và khi về mang Bụt vào cuộc sống hàng ngày: hiền lành, hòa ái, yêu thương nhẫn nhục tất cả và khi ngủ đem Bụt vào trong tâm. Đêm tôi an giấc không mộng mị.

Thi thoảng tôi thăm bạn bè thân quen và làm từ thiện ở đâu đó. Các bạn bảo tôi khỏe. Tôi vui nhận: khỏe vì không vướng bận. Thích đi hú một cái là tôi có mặt trừ thời kinh của tôi trên chùa. Tôi yêu Phật và tôi yêu báo Giác Ngộ vì tôi là Phật tử.

Diệu Hòa

* Giác Ngộ mong nhận được nhiều bài viết, hình ảnh nhân kỷ niệm 40 năm báo. Bài viết gửi về: toasoan@giacngo.vn hoặc bandocgiacngo@gmail.com. Bài sẽ được chọn đăng trên hai trang báo online mừng 40 năm báo Giác Ngộ và trên tuần báo Giác Ngộ...

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Bất biến và tùy duyên

GNO - Tôi nghe giảng thường gặp câu “Tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên”. Xin cho biết ý nghĩa của câu này. Ứng dụng tinh thần này vào cuộc sống của hàng cư sĩ thế nào? Hai chữ “tùy duyên” này có giống với tùy duyên mà người ta thường nói không?

Thông tin hàng ngày