Trung Quốc: Chùa Thiếu Lâm trở thành Di sản thế giới

Ngôi nhà của Kungfu và Thiền Phật - chùa Thiếu Lâm Tự - đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Khu quần thể kiến trúc lịch sử nằm ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, ẩn chứa đầy bí ẩn và sức mạnh, được UNESCO nhận xét là nổi bật bởi vẻ đẹp hùng vĩ và giá trị văn hóa to lớn.
Hai võ sư chùa Thiếu Lâm biểu diễn võ thuật. Ảnh: Xinhua.
Hai võ sư chùa Thiếu Lâm biểu diễn võ thuật. Ảnh: Xinhua.

Nằm ở dãy núi Tung Sơn ở thành phố Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, khu quần thể bao gồm 11 kiến trúc cổ kính, trong đó có chùa Thiếu lâm, Đài quan sát, học viên cho tu sinh, đền và tháp.

Với lịch sử hơn 2.000 năm, những công trình này mang các nét kiến trúc khác nhau, mô phỏng di sản lâu đời của văn hóa Trung Quốc cổ đại. Nó mang tới cho thế giới cái nhìn về nền tôn giáo, triết học, phong tục và sự phát triển khoa học của Trung Quốc, Yang Huancheng, một kiến trúc sư, nhận xét.

Trụ trì chùa Thiếu lâm, Shi Yongxin, phát biểu quyết định của UNESCO vừa là vinh dự vừa là sức ép đối với nhà chùa.

"Đối với các nhà sư, được sống trong một di sản được thế giới công nhận là điều tuyệt vời, nhưng đồng thời nó làm tăng thêm trách nhiệm của chúng tôi bảo vệ ngôi chùa".

Trụ trì Shi nói cũng hy vọng sự kiện này sẽ giúp nâng cao nhận thức của công chúng trong việc bảo vệ ngôi chùa. "Nó sẽ giúp thế giới hiểu hơn về văn hóa Trung Quốc", Shi nói. "Tôi cũng mong đợi UNESCO công nhận võ thuật Thiếu lâm là di sản thế giới phi vật thể".

Du khách vào thăm chùa Thiếu lâm. Ảnh: Xinhua. Được một nhà sư Ấn Độ có tên Bạt Đà xây dựng vào khoảng năm 495, dưới thời Bắc Ngụy, tại núi Thiếu Thất, phía tây dãy Tung Sơn, từ đó, Thiếu Lâm Tự không ngừng phát triển về các mặt văn hóa, khoa học, võ thuật.... Khu rừng chùa nổi tiếng nằm trong quần thể di sản. Đài Quan sát Đăng Phong, được xây dựng vào đời nhà Nguyên (1271-1368). Đây cũng là một trong những đài thiên văn cổ nhất trên thế giới. Các nhà thiên văn Trung Quốc đã tính toàn chính xác độ dài một năm là 365,2425 ngày trước khi người Châu Âu phát minh ra lịch Gregorian. Cổng vào của chùa Zhongyue, ngôi chùa cổ nhất Trung Quốc. Không chỉ nổi tiếng về các giá trị văn hóa, lịch sử, Thiếu Lâm Tự còn được biết đến như một trung tâm võ thuật hàng đầu Châu Á.
Thiếu Lâm Tự được công nhận là di sản văn hóa thế giới
Thiếu Lâm Tự được công nhận là di sản văn hóa thế giới
Thiếu Lâm Tự được công nhận là di sản văn hóa thế giới
Thiếu Lâm Tự được công nhận là di sản văn hóa thế giới

Được một nhà sư Ấn Độ có tên Bạt Đà xây dựng vào khoảng năm 495, dưới thời Bắc Ngụy, tại núi Thiếu Thất, phía tây dãy Tung Sơn, từ đó, Thiếu Lâm Tự không ngừng phát triển về các mặt văn hóa, khoa học, võ thuật....

Thiếu Lâm Tự được công nhận là di sản văn hóa thế giới

Khu rừng chùa nổi tiếng nằm trong quần thể di sản.

Thiếu Lâm Tự được công nhận là di sản văn hóa thế giới

Đài Quan sát Đăng Phong, được xây dựng vào đời nhà Nguyên (1271-1368). Đây cũng là một trong những đài thiên văn cổ nhất trên thế giới. Các nhà thiên văn Trung Quốc đã tính toàn chính xác độ dài một năm là 365,2425 ngày trước khi người Châu Âu phát minh ra lịch Gregorian.

Thiếu Lâm Tự được công nhận là di sản văn hóa thế giới

Cổng vào của chùa Zhongyue, ngôi chùa cổ nhất Trung Quốc.

Thiếu Lâm Tự được công nhận là di sản văn hóa thế giới

Không chỉ nổi tiếng về các giá trị văn hóa, lịch sử, Thiếu Lâm Tự còn được biết đến như một trung tâm võ thuật hàng đầu Châu Á.

Thiếu Lâm Tự được công nhận là di sản văn hóa thế giới

Được xây dựng vào Bắc Ngụy triều (năm 495) bởi một nhà sư ở Ấn Độ, chùa Thiếu lâm chứa đựng một kho báu vĩ đại các bức họa tuyệt mỹ, các bản khắc, và những công trình mang kiến trúc thời đại nhà Minh và nhà Thanh (1368-1911). Các dấu tích kiến trúc cũng phản ánh văn hóa phong phú của võ thuật Trung Quốc và Thiền Phật.

Có từ đầu thời nhà Nguyên (1271-1368), Đài quan sát tại khu quần thể là một trong những công trình quan sát thiên văn cổ nhất thế giới. Các nhà thiên văn học tại đây đã tính toán chiều dài chính xác của năm tới 365,2425 ngày, khoảng 300 năm trước khi người châu Âu phát triển ra lịch Gregorian.

Được xây vào triều đại Bắc Ngụy (386-534), Viện Songyang là một trong những trường học hàng đầu đào tạo các học giả cổ điển và truyền bá Khổng giáo ở Trung Hoa cổ đại.

Chùa Thiếu lâm có 241 tòa tháp được xây dựng từ năm 689 đến 1803 và hai tháp hiện đại. Ảnh: Xinhua.
Chùa Thiếu lâm có 241 tòa tháp được xây dựng từ năm 689 đến 1803 và hai tháp hiện đại. Ảnh: Xinhua.

Cũng trong đợt công bố danh sách hôm qua, Hoàng Thành Thăng Long tại Hà Nội vinh dự được UNESCO công nhận là di sản văn hóa. Công trình được ghi nhận bởi 3 đặc điểm nổi bật: Chiều dài lịch sử văn hóa; Tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực và các tầng di tích di vật phong phú.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Có nhóm ăn chay cũng dùng trứng (công nghiệp) được - Ảnh minh họa

Ăn chay trường dùng trứng, sữa được không?

GNO - Tôi là Phật tử ăn chay trường đã lâu. Vì công việc và sức khỏe nên tôi có dùng các thức uống như sữa, nước yến, mật ong. Có người nói rằng đã ăn chay trường thì không nên dùng các thức uống đó. Vậy tôi nên làm thế nào? Mong được quý Báo hướng dẫn.
Ý nghĩa các chỏm tóc trên đầu chú tiểu

Ý nghĩa các chỏm tóc trên đầu chú tiểu

GNO - Tôi thường viếng các chùa và nhận thấy rằng các chú tiểu nhỏ (khoảng độ tuổi mẫu giáo và cấp 1) thường để ba chỏm tóc, còn các chú tiểu lớn hơn (khoảng độ tuổi thiếu niên, cấp 2, 3) thì để một chỏm tóc dài rồi vén bên tai. Quý Báo cho tôi biết nhà chùa chừa các chỏm tóc này cho các chú tiểu có ý nghĩa gì?

Thông tin hàng ngày