Trung Quốc: Chùa Tứ Tổ - Danh sơn thiên hạ

(GNO) : Chùa Tứ Tổ tọa lạc tại núi Song Phong, khoảng 15 km phía tây bắc huyện Huỳnh Mai, tỉnh Hồ Bắc. Xưa gọi là chùa Chánh Giác, còn gọi là chùa Song Phong, từng là ngôi chùa Phật giáo với qui mô lớn nhất ở Trung Quốc.

Tăng chúng rất đông, ngày ngày khói hương tỏa khắp, đêm đêm đèn nến ngời ngời, tiếng chuông trống hòa trong âm thanh tụng niệm vang rền khắp núi, là một ngôi danh sát tiếng tăm lan rộng, là một nơi truyền pháp định cư tập thể của tăng chúng hàng đầu toàn quốc, cũng là một ngôi chùa mẫu mực với đoàn thể sinh hoạt, thật hành pháp môn "Nông Thiền Song Tu".

              chuatq 1.jpg               

Toàn cảnh chùa Tứ Tổ

Chùa được gọi Tứ Tổ là vì, chính đại sư Đạo Tín - Tổ thứ tư Thiền tông Trung Quốc, đã tự mình xây dựng ngôi chùa này vào năm thứ 7 Đường Võ Đức (CN 624), cách nay đã có lịch sử hơn 1370 năm. Chùa Tứ Tổ từ đời Đường đến đời Thanh khói hương không dứt, hơn 100 vị cao tăng danh tiếng đã từng xuất thân từ chùa này, mỗi năm số khách hành hương nhiều không thể tính kể.

chuatq 2.jpg

Cổng Vạn Thế Tôn Sư chùa Tứ Tổ

Đời Đường Đại Tông Lý Dự (CN 726-779) truy phong Đại sư Đạo Tín là "Đại Y Thiền Sư". Đời Tống Chân Tông Triệu Hằng (998-1022) tứ ban là "Thiên hạ Tổ Đình". Tống Thần Tông Triệu Tu (1048-1085) tứ ban là "Thiên Hạ Danh Sơn". Một nghìn năm trở lại đây, chùa đã trải qua mấy lần tu sửa rồi hư hoại. Khoảng năm Chánh Đức đời Minh, chùa xảy ra hỏa hoạn đã bị thiêu hủy trầm trọng, về sau do Kinh Vương xây dựng lại, khoảng năm Vạn Lịch (1573-1620), Ngự sử Vương Củng tiếp tục tu sửa. Đời Thanh Hàm Phong năm thứ 4 (1854), chùa lại bị hủy bởi binh lửa, năm Quang Tự đã tu sửa trở lại. Cuối đời Thanh, đầu năm Dân Quốc lại bị hủy hoại lần nữa, nhưng vẫn tồn tại mười mấy gian điện đường lầu các và một số danh lam thắng cảnh.

                 chuatq 3.jpg

                
chua tq 4.jpg

Điện thờ Tứ Tổ Đạo Tín

Thiền sư Đạo Tín (580-651) là một bậc cao tăng nổi tiếng của đời Tùy Đường. Thiền sư họ Tư Mã, nguyên quán Hà Nội (nay là huyện Tẩm Dương, tỉnh Hà Nam ), sanh tại huyện Vĩnh Ninh, Tân Châu (nay là thành phố Vũ Huyệt, tỉnh Hồ Bắc). Năm 12 tuổi bái Đại sư Tăng Xán làm thầy, xuất gia tại chùa Tam Tổ, tu khổ hạnh 9 năm, hiểu sâu thiền ngữ của Đại sư Tăng Xán. Sau khi được Tam Tổ truyền y bát, nhận lời mời của tăng chúng Tân Châu, Thiền sư Đạo Tín đến núi Song Phong mở rộng thiền tông, xiển dương chánh pháp. Ngài nêu rõ lối truyền pháp định cư, sửa đổi lại phương thức giới hạnh truyền thống, du hóa thất thực để sinh sống tu hành, từ Tổ sư Đạt Ma cho đến đời Tam Tổ, Ngài khai sáng Thiền phong "nông thiền song tu", và pháp môn này có tác dụng rất lớn về sự phát triển và hình thành đối với Thiền Tông thời đó.

                                                                                         chuatq 5.jpg

Tứ Tổ Đạo Tín - Pháp tướng trang nghiêm

Những năm gần đây, chính phủ huyện, huyện ủy đã chấp hành chính sách tôn giáo, thật hành tự do tín ngưỡng tôn giáo. Pháp sư Bổn Hoán - Phương trượng chùa Quang Hiếu, tỉnh Quảng Đông, đã quyên góp hơn 3000 vạn nhân dân tệ, tiến hành tu sửa xây dựng chùa Tứ Tổ, khiến cho ngôi cổ sát ngày càng rực rỡ hẳn lên. Từ năm 1995, Pháp sư Bổn Hoán đã hao phí rất nhiều thời gian, xây dựng điện đường hơn 200 gian. Ngôi Tổ đình ngày xưa, nay đã huy hoàng xán lạn. Năm 2003, Đại lão Hòa Thượng Tịnh Huệ kế thừa Phương trượng, tái tạo lại thiền phong chùa Tứ Tổ

 chua tq 6.jpg

Từ huyện Huỳnh Mai khởi hành, khoảng 20 dặm ( 0.5km ) về hướng tây, thì đã đến dưới chân núi Song Phong. Xuyên qua Nhất Thiên Môn, Phong Thê Kiều, Long Phụng Tháp, Nhị Thiên Môn, Linh Nhuận Kiều (Hoa Kiều), thì đã đến chùa Tứ Tổ.

Sơn môn xây bằng đá xanh trắng, cao 7.8m , rộng 6.6m , màu sắc cổ kính, cảnh quan hùng vĩ. Sau khi vào sơn môn, thì sẽ thấy được quần thể kiến trúc của chùa Tứ Tổ. Hiện đã tu sửa lầu các điện đường: Thiên vương Điện, Đại Hùng Bảo Điện, Quan Âm điện, Địa Tạng điện, Tổ sư điện, Thiền đường, Khách đường, Tàng kinh lâu, Chung cổ lâu, Phương trượng thất v.v..., tường vách giao thoa rực rỡ, song cửa rường cột điêu khắc chạm trổ tinh vi. Trong điện, Phật tượng, pháp tượng uy nghi sống động vô cùng uy nghiêm.

chua tq 7.jpg

chua tq 8.jpg

chua tq 9.jpg

Đại Hùng Bảo Điện có bề ngang 7 gian, chiều sâu 5 gian, trước và sau đều có hành lang, mái cong hai tầng đấu củng xuyên nhau (một loại kết cấu đặc biệt của kiến trúc Trung Hoa, những thanh ngang từ cột chìa ra gọi là củng, những trụ kê hình vuông chèn giữa các củng gọi là đấu), 36 cột trụ, diện tích kiến trúc là 865.7m2 , điện cao 18.7m , rộng 34.1m , dài 25.7m . Toàn cảnh chùa Tứ Tổ được mọi người khen là "độc nhất vô nhị"

chua tq 10.jpg

chua tq 11.jpg

chua tq 12.jpg

chua tq 13.jpg

chua tq 14.jpg

chua tq 16.jpg

chua tq 17.jpg

chua tq18.jpg

chua tq 19.jpg

chua tq 20.jpg

chua tq 21.jpg

chua tq 22.jpg

chua tq 23.jpg

chua tq 24.jpg

chuatq 25.jpg

chua tq 26.jpg

Bia lưu lại nguồn gốc chư Tổ Ấn - Hoa

chua tq 27.jpg

chua tq 28.jpg

chua tq 29.jpg

chua tq 30.jpg

chua tq 31.jpg

chau tq 32.jpg

chuatq 33.jpg

chua tq 34.jpg

chua tq 35.jpg

chuatq 36.jpg

chua tq 37.jpg

chuatq 38.jpg

chua tq 39.jpg

chua tq 40.jpg

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chùa Long Hoa trao quà hỗ trợ đồng bào dân tộc

Chùa Long Hoa trao quà hỗ trợ đồng bào dân tộc

GNO - Chùa Long Hoa (Q.8) phối hợp UBND, Uỷ ban MTTQVN Q.8, các mạnh thường quân tổ chức trao 300 phần quà đến các hộ đồng bào dân tộc, hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Q.8 vào ngày 16-4.

Thông tin hàng ngày