Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Giới: “Sự thay đổi chưa có tiền lệ”

Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Giới (Vĩnh Long), Phó Chánh Thư ký Hội đồng Chứng minh
Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Giới (Vĩnh Long), Phó Chánh Thư ký Hội đồng Chứng minh
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Trước đây, khi được suy tôn vào Hội đồng Chứng minh, các vị tôn túc chỉ tham gia chứng minh các hoạt động Phật sự hay các kỳ đại hội mà thôi, giờ đây mọi người có thể ngồi lại cùng Hội đồng Trị sự đóng góp ý kiến, giải quyết vấn đề Phật sự khó khăn thì thật đáng quý.

Điều này có được cũng nhờ sự quyết tâm, đoàn kết của các thành viên trong Thường trực Hội đồng Chứng minh cũng như sự điều hành khéo léo của Hòa thượng Thích Trí Quảng, Quyền Pháp chủ GHPGVN.

Bản thân tôi thấy rất hoan hỷ, xúc động, mặc dù mình đã có tuổi nhưng vẫn có cơ hội cống hiến tâm trí, sức lực để sát cánh với chư tôn túc trong Giáo hội chung lo các hoạt động Phật sự. Đây cũng là cái đà để chúng ta gắn kết lại với nhau để phát huy hết chức năng của Hội đồng Chứng minh cũng như thể hiện tâm tư, nguyện vọng của mình trong việc đồng hành, chia sẻ với Hội đồng Trị sự làm việc hiệu quả, ổn định hơn.

Trong thời gian tới, tôi chỉ mong sao cái gì chúng ta đã làm được thì cần nên duy trì và phát huy để khẳng định một cách vững chắc vai trò của Hội đồng Chứng minh trong ngôi nhà chung Phật giáo Việt Nam. Chư tôn đức trong Thường trực cũng cần thường xuyên quan tâm, bám sát các hoạt động Phật sự của Giáo hội để kịp thời đưa ra ý kiến đóng góp, giải quyết, đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ mà trong Hiến chương của GHPGVN nói rõ đó là lãnh đạo, hướng dẫn và giám sát tối cao các hoạt động của Giáo hội, Hội đồng Trị sự về mặt Đạo pháp và Giới luật.

Để đáp ứng những điều đó, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần này cần sáng suốt lựa chọn các vị trong Thường trực Hội đồng Chứng minh làm sao phải đảm bảo đủ sức khỏe, có kiến thức, kinh nghiệm, sự minh mẫn và đầy đủ uy tín để hỗ trợ Hội đồng Trị sự trong các hoạt động Phật sự. Có như thế Hội đồng Chứng minh mới hoàn thành sứ mệnh của mình, góp phần phát triển Phật giáo hơn nữa.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày