Từ chuyện vứt bao nhang vương vãi ở nghĩa trang

GNO - Chiều 30 Tết, miền Bắc trở lạnh, mưa phùn giăng ướt không gian. Nhưng nét đẹp tảo mộ chiều cuối năm, thắp hương khấn mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu trở thành một nếp sống được duy trì qua nhiều thế hệ, nên nghĩa trang nhân dân và nghĩa trang liệt sĩ xã Đ.T (Khoái Châu, Hưng Yên) vẫn nườm nượp người lẫn cùng khói hương.

Trong sự thành kính tưởng nhớ, hướng về tổ tiên, dòng họ ấy, có một hình ảnh đáng buồn là những vỏ nilon đựng các thẻ nhang - sau khi được mọi người xé lấy phần nhang thì phần túi đựng được vứt vương vãi khắp nơi, ngay cạnh những phần mộ.
C9737FE4-BD10-4B28-875A-DF22BB031BE7.jpg
Chỉ mới dạo chân quanh các phần mộ ở một góc nhỏ của nghĩa trang liệt sĩ, tác giả bài viết đã gom
được một túi đầy lượng rác là vỏ nilon đựng nhang do mọi người xả ra khi đi tảo mộ - Ảnh: L.Đ.Khoa

Có những gia đình đưa cả 3-4 thế hệ cùng ra nghĩa trang thắp hương: có ông bà, bố mẹ, các con, các cháu nhỏ… Những người lớn xé túi nilon, rút những cây nhang, lấy thêm trong túi ra những tờ báo cũ đã chuẩn bị sẵn, rồi đốt lửa châm nhang. Sau khi họ rời đi, nơi đó vương vãi vỏ nilon đựng nhang, là những mẩu giấy báo cháy dang dở. 

Những người bố, người mẹ trẻ hào hứng giới thiệu cho con nhỏ từng phần mộ của người thân, dạy con thắp hương cúi lễ và xin phù hộ cho các cháu chăm ngoan học giỏi, hay ăn chóng lớn. Mà quên dạy cho các con một ý niệm giản đơn là không vứt rác bừa bãi, học cách giữ gìn môi trường chung - dù là môi trường sống của cộng đồng hay nơi an nghỉ của những người đã khuất.

Trao đổi về vấn đề này, ĐĐ.Thích Minh Quang (trụ trì chùa Địa Tạng Phi Lai, Hà Nam) cho rằng: “Nhang khi thắp nhằm làm cho không gian trở nên thanh tịnh, và để bày tỏ tấm lòng thành với ông bà, tổ tiên. Nhưng nếu chúng ta chỉ quan tâm tới việc thắp nhang mà vô ý xả rác - là những túi nilon đựng nhang ngay tại nơi an nghỉ của tổ tiên ông bà, đó quả là một điều đáng buồn”.

Những cây nhang được ĐĐ.Minh Quang ví tựa như một trái cây. Phần khói hương là cùi ăn được, chân nhang cùng túi đựng là phần vỏ bỏ đi. Vậy nên dịp cuối năm hay đầu năm, khi đi tảo mộ, Đại đức khuyên mọi người cần có ý thức dọn dẹp, giữ gìn sự thanh tịnh, sạch đẹp không chỉ tại gia đình, mà còn ở nơi an nghỉ của những người đã khuất.

Lương Đình Khoa

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.

Thông tin hàng ngày