Vì sao lạy Tổ trước?

Hỏi: Tôi thưòng đi chùa, thấy mỗi khi tụng kinh chư Tăng lạy Tổ trước khi lên chánh điện lạy Phật. Theo tôi biết thì Tổ có sau Phật rất lâu,vì  sao lại lạy Tổ trước?

Tại sao chư Tăng được xưng là Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức còn chư Ni thì chỉ được gọi là cô mà thôi ? Một vị có danh sách tấn phong Hòa thượng nhưng chưa có giáo chỉ thì có được gọi ngài là Hòa thượng không ?(Ngân Nguyên, heocon664266@yahoo.com.vn; Tịnh Quang, quangngoc_cqt @yahoo.com.vn)

Đáp: Bạn Ngân Nguyễn và Tịnh Quang thân mến!

Đúng là Phật có trước chư Tổ, nhưng nhờ có thầy tổ dày công giáo hóa chúng ta mới biết được Phật và giáo pháp mà tu hành. Vào chùa, theo phép thì "Tiên bái trụ trì, hậu bái Thích Ca", nghĩa là chào thầy trước rồi mới lên chánh điện lễ Phật. Do đó, trước khi tụng kinh, đại chúng cũng đảnh lễ niệm ân thầy tổ trước ở nơi tổ đường, sau mới lên chánh điện lễ Phật, tụng kinh.

WCT.gif

Ảnh minh họa

Không chỉ chư Tăng được xưng là Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức mà chư Ni cũng được xưng Ni trưởng, Ni sư, Sư cô theo phẩm bậc rõ ràng. Nếu chưa có giáo chỉ tấn phong thì về nguyên tắc chưa thể gọi Hòa thượng (ở đây không đề cập đến chư tôn thiền đức mai danh, ẩn dật). Nhưng nếu ta vì cung kính mà gọi quý ngài chưa có giáo chỉ tấn phong là Hòa thượng (hiện tượng này khá phổ biến hiện nay), thiết nghĩ cũng chẳng sao. Vì hơn ai hết, các ngài đều quá tỏ tường chuyện hư danh, huyễn tướng của vạn sự vạn vật trên đời.

Chúc các bạn tinh tấn!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.
Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh hoạ của Quảng Đạo/BGN

Không nên thối thất niềm tin chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”!

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày