Việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho người dân là rất quan trọng, nhất là lực lượng tuyến đầu

Nhiều nơi bị phong tỏa, cách ly vì có ca F0 Covid-19 đã khiến người dân gặp nhiều khó khăn - Ảnh: Ngô Trần Hải An
Nhiều nơi bị phong tỏa, cách ly vì có ca F0 Covid-19 đã khiến người dân gặp nhiều khó khăn - Ảnh: Ngô Trần Hải An
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Nội dung đó được Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chỉ đạo trong cuộc họp cuối giờ chiều ngày 15-7 nhằm đánh giá lại toàn diện tình hình TP.HCM sau 1 tuần thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, cơ bản TP.HCM đã triển khai nhanh, toàn diện và quyết liệt các biện pháp, đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, vẫn còn một số khiếm khuyết cần khắc phục.

Phó Thủ tướng cho rằng, trong một tuần lễ nữa, nếu như ca mắc vẫn còn tăng, tỉ lệ ca bệnh nặng, ca tử vong tăng thì TP cần tập trung đánh giá kỹ, đề ra những quyết sách thực hiện trong tuần lễ tới, triển khai song song tiêm vắc-xin cho những đối tượng có nguy cơ cao.

Nỗi nhọc của những người phục vụ tuyến đầu công tác phòng, chống dịch - Ảnh: Ngô Trần Hải An

Nỗi nhọc của những người phục vụ tuyến đầu công tác phòng, chống dịch - Ảnh: Ngô Trần Hải An

Nhìn lại công tác phòng, chống Covid-19 tại TP.HCM, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho biết, trước tính chất, diễn biến của chủng mới Delta trong đợt bùng phát dịch Covid-19 trên diện rộng ở nước ta làm nhiều nơi, trong đó có TP.HCM gặp khó khăn, lúng túng.

Theo Bí thư Thành ủy, nhìn lại 7 ngày qua, công tác phòng chống dịch của TP.HCM đã tập trung triển khai các biện pháp như kế hoạch đề ra. Toàn bộ hệ thống chính trị trên địa bàn đã ra quân thực hiện trên tinh thần nỗ lực quyết tâm cao nhất, quyết liệt nhất; đặc biệt là sự tham gia, ủng hộ, đồng tình của người dân TP, sự ủng hộ của các tỉnh, thành, người dân cả nước là động lực lớn để TP quyết tâm thực hiện.

TP.HCM đã chuyển sang trạng thái mới từ công tác chỉ đạo, điều hành đến cách thức tổ chức phòng chống dịch. Đó là có sự phân công rõ ràng, cụ thể theo từng công đoạn, công việc từ xét nghiệm, thu thập dữ liệu xử lý, điều trị thu dung; nhất là sự phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với các Bộ ngành Trung ương; huy động được nhiều nguồn lực xã hội, tiếp nhận sự hỗ trợ của nhiều tỉnh thành. Đồng thời, tập trung thực hiện tương đối đồng bộ chiến lược phòng chống dịch về xét nghiệm khoanh vùng, truy vết, cách ly, điều trị, tiêm vắc xin… quyết liệt, hiệu quả và có trách nhiệm cụ thể hơn.

Công tác cách ly điều trị đã vượt sự chuẩn bị trước đó, nhưng TP và các quận - huyện đã khắc phục khó khăn để cố gắng thực hiện nhiệm vụ. Đến nay, TP có khoảng 30.000 trường hợp cách ly phát sinh trong thời gian ngắn, đặt ra áp lực lớn trong việc đảm bảo chăm sóc sức khỏe, nơi ăn chỗ ở cho người dân…

Qua 7 ngày thực hiện Chỉ thị 16, số ca F0, F1 tăng nhanh theo năng lực và phương thức xét nghiệm của lực lượng Y tế. Qua thực tế cho thấy, các trường hợp F0 vẫn còn ở cộng đồng, nhiều nơi chưa phát hiện. Vì vậy cần tập trung lực lượng để tăng cường xét nghiệm, truy vết, phát hiện sớm để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Mặc dù còn khó khăn về nguồn cung nhưng việc chuẩn bị cho kế hoạch tiếp nhận và tiêm vắc xin cơ bản sẽ thực hiện được, không làm ảnh hưởng đến các biện pháp xét nghiệm, truy vết, tầm soát… Đây là sự cố gắng chung của TP, đặc biệt là lực lượng được giao thực hiện công tác này, đảm bảo không để xảy ra tình trạng như trước đây.

Bí thư Thành ủy nhấn mạnh: TP.HCM đã nhận được sự hỗ trợ đặc biệt, sự đùm bọc, giúp đỡ của các nhà hảo tâm chăm lo cho người nghèo, người bị tác động trực tiếp bởi dịch bệnh Covid-19. Tới đây TP sẽ tiếp tục bám sát, không để bỏ sót trường hợp nào gặp khó khăn cần giúp đỡ.

Những bữa ăn vội vàng để phục vụ - Ảnh: Ngô Trần Hải An

Những bữa ăn vội vàng để phục vụ - Ảnh: Ngô Trần Hải An

Bên cạnh đó, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho rằng, việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đã khiến đời sống người dân bị ảnh hưởng, liên tục phát sinh nhiều vấn đề làm các lực lượng thực thi bị lúng túng. Do đó, các địa phương, cơ sở, lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ cần tiếp tục gần gũi, chia sẻ với người dân, có ứng xử hài hòa, hợp lý, tránh gây bức xúc xã hội và nguy cơ lây nhiễm.

Trên cơ sở đánh giá công tác phòng chống dịch thời gian qua, Bí thư Thành ủy đề nghị, trong thời gian tới Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP cần rà soát lại nơi nào thiếu lực lượng, vật tư y tế để bổ sung kịp thời; khi phân công nhiệm vụ cần đảm bảo điều kiện để thực hiện; lãnh đạo các đơn vị, địa phương phải thật sự sâu sát trong chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ.

Trong những ngày còn lại của thời gian thực hiện Chỉ thị 16, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên chỉ đạo TP tập trung nghiên cứu hướng dẫn của Bộ Y tế về phân loại F0, F1…; phối hợp với các hộ gia đình để triển khai nhanh cách ly tại nhà trong điều kiện đảm bảo đầy đủ tiêu chí an toàn - xem đây là giải pháp quan trọng nhất trong tình hình hiện nay. Song song đó, mở rộng công tác xét nghiệm trong cộng đồng để người dân được lấy mẫu xét nghiệm; tập trung nâng cao năng lực điều trị, hạn chế bệnh nhân nặng tử vong.

Thời gian qua, TP có nhiều cố gắng trong chủ động kết nối thông tin, đưa thông tin đến người dân đầy đủ, chính thống. Hơn bao giờ hết, lúc này cần tăng cường và phát huy hơn nữa công tác truyền thông, chuyển tải thông điệp kịp thời đến người dân; trong đó cũng cần xử lý nghiêm việc đăng tải, chia sẻ thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận.

Tính từ 19g30 ngày 15-7 đến 6g sáng nay 16-7, TP.HCM ghi nhận thêm 1.071 trường hợp nhiễm mới đã được Bộ Y tế công bố (BN41218-BN42288). Như vậy, từ ngày 27-4 đến nay, TP.HCM đã có hơn 22.500 trường hợp mắc Covid-19.

Trong 1.071 trường hợp nhiễm mới được công bố gồm 940 ca là các trường hợp tiếp xúc đã được truy vết, được cách ly hoặc ở trong khu vực phong tỏa, 131 trường hợp đang điều tra dịch tễ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày