Ban Trị sự GHPGVN Q.3 thăm, cúng dường các trường hạ

Đoàn thăm, cúng dường, chụp hình lưu niệm tại trường hạ chùa Minh Đạo
Đoàn thăm, cúng dường, chụp hình lưu niệm tại trường hạ chùa Minh Đạo
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 15-7, phái đoàn Thường trực Ban Trị sự GHPGVN Q.3 do Thượng tọa Thích Thiện Bửu, Trưởng ban Trị sự làm trưởng đoàn đã đến thăm và cúng dường các trường hạ trong quận.
Tại thiền viện Quảng Đức

Tại thiền viện Quảng Đức

Đi cùng đoàn có Đại đức Thích Thiện Châu, Phó Thường trực; Đại đức Thích Minh Ân, Chánh Thư ký; Thượng tọa Thích Thiện Tài, Phó Thư ký, Chánh Văn phòng; Thượng tọa Thích Minh Trí, Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử; cùng chư Tăng Ni thành viên Ban Trị sự, đại diện các tự viện trên địa bàn Q.3.

Đoàn đã đến thăm và cúng dường các trường hạ: chùa Vĩnh Nghiêm, thiền viện Quảng Đức, chùa Minh Đạo, chùa Hưng Phước, chùa Xá Lợi, chùa Phật Đà và chùa Phước Hòa.

Đại đức Thích Thiện Châu dâng lời tác bạch cúng dường

Đại đức Thích Thiện Châu dâng lời tác bạch cúng dường

Tại các điểm, đoàn dâng hương lễ Phật, Đại đức Thích Thiện Châu đã thay mặt đoàn vấn an sức khỏe chư tôn Trưởng lão Hòa thượng, Ban Chức sự các trường hạ; thăm hỏi, động viên tinh thần tu học đến chư hành giả an cư. Sau đó, Thượng tọa Thích Thiện Bửu đã trao tịnh tài, tịnh vật cúng dường đến Ban Chức sự các trường hạ.

Đại diện Ban Chức sự của các trường hạ đã có lời tri ân Ban Trị sự, chư Tăng Ni trụ trì các tự viện trong quận đã luôn quan tâm, hỗ trợ việc tổ chức An cư kiết hạ cũng như cúng dường, hộ trì để chư hành giả an tâm tu học.

Thượng tọa Thích Thiện Bửu trao tịnh tài cúng dường đến chư Ni trường hạ chùa Phước Hòa

Thượng tọa Thích Thiện Bửu trao tịnh tài cúng dường đến chư Ni trường hạ chùa Phước Hòa

Được biết, trong mùa An cư kiết hạ Phật lịch 2567, Phật giáo Q.3 có 8 điểm an cư tập trung và 9 điểm an cư tại chỗ với hơn 530 hành giả.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày