Chùa Cảnh Huống đúc bảo tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông

Chư tôn đức chú nguyện đúc bảo tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông
Chư tôn đức chú nguyện đúc bảo tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 20-3, chùa Cảnh Huống (thôn Đồn Sơn, xã Yên Đức, thị xã Đông Triều, Quảng Ninh) trang nghiêm tổ chức lễ chú nguyện đúc bảo tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Chư tôn đức cầu nguyện công trình đúc tôn tượng Đức Phật hoàng được thành tựu

Chư tôn đức cầu nguyện công trình đúc tôn tượng Đức Phật hoàng được thành tựu

Tôn tượng được đúc bằng chất liệu đồng, trọng lượng 2 tấn, do các nghệ nhân làng nghề đúc đồng Ý Yên, Nam Định thực hiện. Bảo tượng được đúc theo mẫu tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông tại bảo tháp Huệ Quang ở Yên Tử. Sau khi hoàn thành, tôn tượng sẽ được tôn trí tại Phật hoàng bảo tháp đang xây dựng tại chùa Cảnh Huống.

Bảo tháp Phật hoàng tại chùa Cảnh Huống được thiết kế theo mô típ tháp Phổ Minh, Nam Định, một công trình kiến trúc tiêu biểu thời Trần.

Chú nguyện đúc tôn tượng Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông

Chú nguyện đúc tôn tượng Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông

Chùa Cảnh Huống có lịch sử lâu đời, tọa lạc trong quần thể di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh Yên Đức, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Chùa đã được Nhà nước xếp hạng là di tích cấp quốc gia, là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân Yên Đức, cũng là điểm tham quan lễ Phật của khách thập phương.

Chùa hiện do Thượng tọa Thích Đạo Hiển, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh làm trụ trì.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày