Chùa Thanh Lâm (huyện Hớn Quản) tổ chức “Vui hội trăng rằm” cho thiếu nhi

Các em thiếu nhi được rước đèn, vui trung thu
Các em thiếu nhi được rước đèn, vui trung thu
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Nhân mùa Trung thu đến gần, ngày 2-9, được sự cho phép của Đại đức Thích Giác Đạo, viện chủ chùa Thanh Lâm, chúng thanh niên Phật tử thuộc chùa, cùng trường trung học cơ sở, tiểu học và mầm non trên địa bàn xã Đồng Nơ tổ chức đêm hội trung thu cho các em thiếu nhi.
Rước đèn

Rước đèn

Theo đó, đêm hội với chủ đề “Vui hội trăng rằm” dành cho 500 em học sinh nghèo vùng sâu, vùng xa địa phương. Tại đêm hội, các em rước đèn trung thu, được giao lưu với chú Cuội, chị Hằng, thỏ ngọc và những nhân vật hoạt hình, được trả lời những câu đố vui và nhận quà.

Bên cạnh đó, chúng thanh niên chùa Thanh Lâm còn tổ chức với cái Tết trung thu đúng nghĩa, giúp các em vui chơi bổ ích trước khi bước vào năm học mới, để lại đôi chút kỷ niệm của tuổi thơ.

Các em vui cùng chú thỏ ngọc

Các em vui cùng chú thỏ ngọc

Xã Đồng Nơ thuộc huyện Hớn Quản (Bình Phước) chỉ có hơn 4.520 người dân gồm đồng bào dân tộc: Kinh, S’Tieng, Tày, Nùng… đa phần người dân đi cạo mũ, làm rẫy, là một xã nghèo của huyện Hớn Quản. Các bậc phụ huynh đều vô cùng hoan hỷ và có lời cám ơn khi chùa đã tổ chức các hoạt động ý nghĩa cho các cháu trong dịp Tết Trung thu.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày