Chương trình "Cà phê học thuật nhân văn" trực tuyến, chia sẻ để tâm an

Ni sư Thích nữ Huệ Dâng chia sẻ chủ đề: "Làm thế nào để tâm an?"
Ni sư Thích nữ Huệ Dâng chia sẻ chủ đề: "Làm thế nào để tâm an?"
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Vào lúc 19 giờ ngày 3-8, Ni sư Thích nữ Huệ Dâng, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo quận Bình Thạnh đã có buổi chia sẻ trực tuyến với chủ đề: "Làm thế nào để tâm an?" trong chương trình "Cà phê học thuật nhân văn".

Đây là chương trình do Trung tâm Tư vấn Hướng nghiệp và Phát triển Nguồn nhân lực kết hợp Trung tâm Tôn giáo và Đạo đức thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM tổ chức.

Tại buổi chia sẻ, Ni sư Thích nữ Huệ Dâng đã trình bày những vấn đề xoay quanh việc đối mặt với sự lo lắng, bất an và sợ hãi trước những nỗi khổ đang diễn ra trong cuộc sống thế kỷ 21 nói chung và dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành trên toàn cầu nói riêng.

Trước những biến động đó, con người thường có hai cách đối mặt: Điều trị và không điều trị. Nếu chúng ta điều trị thì sẽ bớt khổ đau và ngược lại, sẽ nhận thêm đau khổ. Vì vậy, chúng ta cần nhẫn nại thay đổi, điều chỉnh, giữ vững tinh thần bằng hai cách:

Thứ nhất là "vòng tay yêu thương" tức quán tâm từ, bi, hỷ, xả. Chúng ta nên san sẻ yêu thương, sống có trách nhiệm với mọi người xung quanh.

Thứ hai là nương vào con đường tâm linh, tức lấy thiền làm neo đậu, dựa vào chánh niệm, quán chiếu, theo dõi hơi thở để cân bằng thân tâm, làm chủ cuộc sống.

Chương trình "Cà phê học thuật nhân văn" trực tuyến tối ngày 3-8 qua ứng dụng Google Meet thu hút nhiều người tham dự

Chương trình "Cà phê học thuật nhân văn" trực tuyến tối ngày 3-8 qua ứng dụng Google Meet thu hút nhiều người tham dự

Tham gia buổi chia sẻ trực tuyến, anh Đặng Ngọc Ngận, giáo viên Trường Trung học Phổ thông Phạm Phú Thứ (quận 6) cho biết buổi chia sẻ đem lại hiệu quả rất lớn trong giai đoạn hiện nay khi mà tâm của chúng ta bị chao đảo rất nhiều trước đại dịch.

Qua sự chia sẻ của Ni sư Huệ Dâng, anh Ngận hiểu được nỗi khổ trong đời sống của chính mình và mọi người, từ đó tự rút ra những bài học quý như: ăn uống lành mạnh, niệm tâm từ, cố gắng giảm bớt sự hãi và lo lắng. Từ đó sẽ lan tỏa năng lượng tích cực đến mọi người xung quanh.

Anh Đặng Ngọc Ngận cũng mong muốn nhà trường cần mở rộng chương trình "Cà phê học thuật nhân văn" ra ngoài cộng đồng nhiều hơn vì hiện tại chỉ giới hạn trong môi trường của trường học.

Được biết, đây là lần đầu tiên "Cà phê học thuật nhân văn tổ chức buổi chia sẻ trực tuyến qua ứng dụng Google Meet với số lượng đăng kí tham dự là 400 người. Do tình dịch bệnh nên thời gian sắp tới, có thể chương trình sẽ tiếp tục tổ chức các buổi chuyên đề trực tuyến với các chủ đề đa dạng để phục vụ cho cộng đồng", Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Lê Hoa Tranh, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Hướng nghiệp và Phát triển Nguồn nhân lực cho biết.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

GNO - Thầy và trò hay sư phụ và đệ tử là những người có nhân duyên quyến thuộc đạo pháp nhiều đời. Mỗi người đều có trách nhiệm và bổn phận khác nhau. Chu toàn phận sự của mình thì Phật pháp mới xương minh, tứ chúng thập phương an ổn.

Thông tin hàng ngày