Đã hoàn tất nội dung, sẵn sàng cho Hội thảo về Thiền phái Liễu Quán tại Huế

Hòa thượng Thích Hải Ấn, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế, Trưởng ban Tổ chức Hội thảo “Thiền phái Liễu Quán: Lịch sử hình thành và phát triển”
Hòa thượng Thích Hải Ấn, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế, Trưởng ban Tổ chức Hội thảo “Thiền phái Liễu Quán: Lịch sử hình thành và phát triển”
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán (1667-1742) sáng lập Thiền phái Liễu Quán, một dòng thiền thuần Việt ra đời vào đầu thế kỷ XVIII tại Đàng Trong. Đạo phong và công hạnh của ngài không chỉ được hầu hết mọi tầng lớp xã hội đương thời, truyền thừa liên tục 300 năm qua, cho đến nay.

Lần đầu tiên tại Thừa Thiên Huế có sự kiện khoa học, nhằm nhìn lại từ nhiều góc độ về vị Tổ sư Liễu Quán và Thiền phái mang đạo hiệu của ngài, chủ đề: “Thiền phái Liễu Quán: Lịch sử hình thành và phát triển".

Thượng tọa Thích Không Nhiên và các cộng sự in ấn kỷ yếu phục vụ hội thảo

Thượng tọa Thích Không Nhiên và các cộng sự in ấn kỷ yếu phục vụ hội thảo

Nói với Báo Giác Ngộ chiều 29-11, Thượng tọa Thích Không Nhiên, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế, Phó Trưởng ban Tổ chức, Trưởng Tiểu ban Kỷ yếu - Tư liệu Hội thảo cho biết bản in mẫu đã có và đang tiến hành in ấn hoàn tất phục vụ cho đại biểu trong phiên khai mạc sáng 31-12.

Theo đó, bản in kỷ yếu hơn 1.500 trang, tuyển chọn 122 tham luận từ gần 200 tham luận gởi về tham dự Hội thảo.

Tập kỷ yếu hơn 1.500 trang

Tập kỷ yếu hơn 1.500 trang

Theo nội dung sơ bộ, ngoài phiên khai mạc và bế mạc, Hội thảo có 3 diễn đàn chính: Tổ sư Liễu Quán: Cuộc đời, đạo nghiệp và nền tảng tư tưởng; Phổ hệ truyền thừa và quá trình phát triển của Thiền phái Liễu Quán; Kế thừa và phát huy di sản Thiền phái Liễu Quán.

Hoạt động Hội thảo sẽ diễn ra tại cơ sở II của Học viện Phật giáo VN tại Huế (Tổ 10, khu vực 5, P.An Tây, TP.Huế). Phiên khai mạc và bế mạc diễn ra tại Hội trường Hoa Sen thuộc Học viện.

Đây là hoạt động chính tưởng niệm 281 năm ngày Tổ sư Thiệt Diệu Liễu Quán viên tịch (1742-2023), do Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế tổ chức, với sự phối hợp của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế, Viện Nghiên cứu Phật học VN, Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN và Đại học Huế đồng tổ chức

Tập hợp 122 tham luận trong gần 200 tham luận gởi về Ban Tổ chức

Tập hợp 122 tham luận trong gần 200 tham luận gởi về Ban Tổ chức

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày