Đại biểu tham dự Đại hội Phật giáo toàn quốc: Kỳ vọng về sự phát triển Giáo hội trong tương lai

Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX tại Thủ đô Hà Nội đã bế mạc với những thành tựu viên mãn
Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX tại Thủ đô Hà Nội đã bế mạc với những thành tựu viên mãn
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Đại hội Phật giáo toàn quốc lần IX diễn ra tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 27 đến 29-11 với số lượng 1.091 đại biểu tham dự. Phóng viên Báo Giác Ngộ đã có những cuộc trò chuyện bên lề Đại hội xoay quanh sự kiện trọng đại này. 
Hòa thượng Thạch Hà

Hòa thượng Thạch Hà

Hòa thượng Thạch Hà, Trưởng ban Trị sự, Trưởng đoàn đại biểu Phật giáo tỉnh Cà Mau: "Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc là sự kiện quan trọng đối với Phật giáo Việt Nam, nhằm đánh giá lại những thành tựu đã đạt và đề ra phương hướng hoạt động của nhiệm kỳ tiếp theo. Đây cũng là sự kiện được Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước mong đợi, kỳ vọng rằng Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần này sẽ mang lại nhiều hiệu quả thiết thực hơn nữa, đặc biệt là những vấn đề bền vững của Giáo hội trong tương lai.

Hôm nay, được trở về Thủ đô Hà Nội, đại diện cho đoàn đại biểu Phật giáo tỉnh Cà Mau tham dự Đại hội Phật giáo toàn quốc, tôi mong Phật giáo sẽ ngày càng đoàn kết và phát triển hơn nữa".

Thượng tọa Thích Tâm Khiết

Thượng tọa Thích Tâm Khiết

Thượng tọa Thích Tâm Khiết, Phó Trưởng ban kiêm Chánh Thư ký GHPGVN tỉnh Trà Vinh: "So với các kỳ Đại hội trước, Đại hội lần này được chuẩn bị chu đáo và hoành tráng hơn. Có thể thấy, GHPGVN ngày càng phát triển và đặc biệt được sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo các cấp từ Trung ương đến địa phương.

Tôi mong rằng, nhiệm kỳ mới, các Ban, Viện cần sắp xếp nhân sự đúng người, đúng việc và đúng chuyên môn, để đảm bảo sự phát triển đồng đều và hiệu quả. Có thể thấy, nhiệm kỳ qua nhiều Ban, Ngành hoạt động tốt, còn một số Ban, Ngành vẫn chưa có hoạt động nổi trội dẫn đến sự phát triển của Giáo hội không được đồng bộ.

Ban Văn hóa và Ban Nghi lễ cần có những hướng dẫn về chuyên ngành của mình, tránh sự nhập nhằng. Đặc biệt là Ban Nghi lễ cần phải có hướng dẫn cụ thể để phân biệt đâu là tín ngưỡng dân gian, đâu là nghi lễ Phật giáo. Hiện nay, công việc này vẫn chưa phân định rõ, đôi khi tu sĩ là thực hiện các lễ nghi theo tập tục dân gian lại cho đó là của Phật giáo".

Thượng tọa Thích Quảng Thới

Thượng tọa Thích Quảng Thới

Thượng tọa Thích Quảng Thới, Phó Trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng ban Kiểm soát GHPGVN tỉnh Bạc Liêu: "Là người từng tham gia công tác Hướng dẫn Phật tử nhiều nhiệm kỳ, tôi luôn quan tâm đến thế hệ kế thừa để phát triển Đạo pháp. Tôi nhận thấy việc đề cử người đúng chuyên môn sẽ phát huy tốt lĩnh vực họ phụ trách.

Một thực tế hiện nay, chúng ta có thể nhìn nhận được là phần lớn Phật tử sinh hoạt các đạo tràng đều là người lớn tuổi, vì vậy nếu như không không quan tâm thì sẽ không có thế hệ kế thừa. Việc phát triển Phật giáo trong tương lai sẽ gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại.

Tôi kỳ vọng trong Đại hội lần này, chư tôn đức được suy cử sẽ có tầm nhìn xa về việc phát triển thanh thiếu nhi Phật tử. Để Giáo hội có thế hệ những người hộ trì Chánh pháp trong tương lai. Phân ban cần có kế hoạch, chương trình tu học và phương thức sinh hoạt phù hợp để giúp tầng lớp thanh thiếu nhi ham thích đến chùa tu học".

Đại đức Thích Huệ Phát

Đại đức Thích Huệ Phát

Đại đức Thích Huệ Phát, Phó ban kiêm Chánh Thư ký GHPGVN tỉnh Tiền Giang, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học tỉnh Tiền Giang: "Năm 2007, Trung ương Giáo hội bắt đầu quan tâm đến việc quy định tuổi tác tham gia giáo hội các cấp. Sau 15 năm thực hiện quy định này, đứng về góc độ quản lý Phật giáo địa phương có nhiều khó khăn.

Về Phật giáo cấp huyện, độ tuổi tham gia Ban Trị sự là không quá 60, như vậy đồng nghĩa một vị Hoà thượng sẽ không được tham gia Ban Trị sự Phật giáo cấp huyện, trụ trì các tự viện thì ngày càng có tuổi. Khi trụ trì quá tuổi quy định thì không được tham gia Ban Trị sự Phật giáo cấp huyện. Những người tham gia lãnh đạo Ban Trị sự Phật giáo cấp huyện không phải là trụ trì gây khó khăn trong việc triển khai Phật sự. Khi cơ cấu nhân sự cấp huyện yếu dẫn đến việc tìm nhân tố nổi bật cho nhân sự cấp tỉnh cũng có phần khó khăn.

Chúng tôi kỳ vọng rằng, Hiến chương sửa đổi này lần sẽ có những hướng mở về tuổi tác trong công tác nhân sự được quy định cụ thể trong Hiến chương và quy chế tổ chức hoạt Phật giáo cấp tỉnh để sau này, không còn tỉnh nào, huyện nào gặp khó khăn về công tác nhân sự".

Phật tử Nguyễn Văn Hạnh

Phật tử Nguyễn Văn Hạnh

Phật tử Nguyễn Văn Hạnh (TP.Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) thuộc Tiểu ban phục vụ của Đại hội: "Là một Phật tử, có nhân duyên được tham gia công tác hậu cần Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần IX, tôi cảm thấy vô cùng vinh dự và may mắn. Lần đầu tiên được tham gia sự kiện Phật giáo, được nhìn thấy hình ảnh cao quý, với đạo phong sáng ngời của chư vị Trưởng lão; sự tất bật chăm lo cho Phật sự trọng đại đối với Phật giáo nước nhà của chư tôn đức Tăng Ni; cũng như tinh thần hăng hái cống hiến của các Phật tử, tôi tự nhủ cần cố gắng góp sức vào công việc chung để góp phần vào sự thành công của Đại hội; cúng dường công đức, nguyện cầu cho Chánh pháp được xương minh, Giáo hội ngày càng phát triển để là tổ chức đại diện, hướng dẫn cho Phật tử trên con đường tu tập".

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày