Đại đức Thích Nguyên Toàn: "Mong có chương trình hành động Phật sự phù hợp với đồng bào dân tộc"

GNO - Hoạt động Phật sự ở một tỉnh miền núi như Hà Giang hiện nay có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn.
Đại đức Thích Nguyên Toàn, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hà Giang

Đại đức Thích Nguyên Toàn, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hà Giang

Để công tác Phật sự tại các tỉnh miền núi được triển khai có hiệu quả, tôi nhận thấy yếu tố con người cần được quan tâm và phát triển là điều kiện tiên quyết; cùng với đó là cần tăng cường sự lãnh đạo của Ban Trị sự tỉnh trong việc giám sát, hỗ trợ các Ban chuyên ngành. Đồng thời, cần có sự chỉ đạo, quan tâm giúp đỡ hơn nữa của chư tôn đức Trung ương GHPGVN cùng sự đồng thuận của cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Hà Giang. Đặc biệt, cần có sự chung tay giúp đỡ của chư tôn đức các tỉnh, thành có trí nguyện, có sức khỏe, am hiểu về văn hóa dân tộc, vững tâm tự nguyện, dấn thân phụng sự đạo pháp ở vùng cao khó khăn.

Phát triển, đào tạo một thế hệ Tăng Ni trẻ, có đạo hạnh, năng lực, có trình độ Phật học biết vận dụng Chính pháp; có các nhà hảo tâm ủng hộ phát triển chùa cảnh. Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động từ thiện, an sinh xã hội; chú trọng công tác hoằng pháp nơi đồng bào vùng cao, vùng khó khăn của tỉnh.

Mong muốn của tôi cũng như của Tăng Ni, Phật tử tỉnh Hà Giang là Trung ương Giáo hội cần có chương trình hành động Phật sự phù hợp với văn hóa và đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc thiểu số. Về lâu dài cần đào tạo đội ngũ hoằng pháp viên biết tiếng dân tộc, có năng lực, am hiểu về Phật pháp; động viên Tăng Ni trẻ tốt nghiệp các trường Phật học, trang bị cho họ đầy đủ về tư cách pháp nhân, pháp lý;

Tạo điều kiện về mặt thủ tục hành chính để Tăng Ni có năng lực, đạo hạnh được phát triển các cơ sở tự viện ở vùng sâu, vùng xa. Có kế hoạch đào tạo hoằng pháp viên phục vụ vùng đồng bào dân tộc thiểu số được lâu dài; có sự hỗ trợ, giúp đỡ vận động về kinh phí, dành một phần cho công tác hoằng pháp ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Trung ương GHPGVN và Ban Hoằng pháp Trung ương.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Khái quát về Mandala

Khái quát về Mandala

GNO - Mandala là tiếng Phạn, Hán ngữ phiên âm là Mạn đồ la, Mạn đà la, Mạn tra la và Hán ngữ dịch nghĩa là Đàn, Đàn tràng, Đạo tràng, Luân viên cụ túc, Tụ tập v.v…

Thông tin hàng ngày