Đầu xuân nói chuyện đi chùa: Lễ vật không quan trọng vơi đầy

0:00 / 0:00
0:00
Niềm vui cho những người yêu mến văn hóa truyền thống là Xuân Giáp Thìn này lễ hội chùa chiền vẫn đông đúc nhưng êm ả, nề nếp hơn xưa. Các lễ hội trong đó có nhiều hoạt động gắn với các chùa chiền sẽ còn kéo dài không chỉ hết tháng Giêng.

Tuổi Trẻ ghi nhận nhiều ý kiến từ các chuyên gia đến các bậc tu hành, các nghệ sĩ và cả người trẻ để mang đến góc soi chiếu văn minh, phù hợp với thời cuộc qua một hoạt động văn hóa tín ngưỡng vẫn trường tồn: văn hóa đi chùa.

Không nên nhét tiền vào tay thánh tượng

Khi đi chùa, về trang phục, khi vào cổng chùa, nhất là khi lên chánh điện lễ Phật, trang phục cần kín đáo, gọn gàng.

Thượng tọa Thích Giác Dũng - Ảnh: NukiA

Thượng tọa Thích Giác Dũng - Ảnh: NukiA

Nếu vì lý do nào đó trang phục không được kín đáo, trang nghiêm thì đến chùa nên mượn áo tràng mặc vào lên lễ Phật.

Trang phục kín đáo, gọn gàng không những nói lên lòng tự trọng của chúng ta đối với mọi người xung quanh mà còn thể hiện lòng thành kính đối với Tam bảo.

Khi đi chùa lễ Phật, Phật tử thường phát tâm cúng dường Tam bảo bằng việc cúng vào các thùng công đức, không nên để tiền trên các ban thờ, các mâm trái cây và đặc biệt không nên nhét vào tay thánh tượng.

Cúng dường Tam bảo là tùy tâm, lễ vật không quan trọng nhiều hay ít, vơi hay đầy mà quan trọng là lòng chí thành, chí kính, không nên đổi tiền lẻ rồi đặt đều hết các ban thờ.

Tùy theo lòng thành, có bao nhiêu chúng ta cúng vào thùng công đức. Tự viện sẽ dùng số tiền này mua hoa, trái cây cúng Phật.

Tâm thành Phật chứng chứ không phải chúng ta đặt đều tất cả các ban thờ thì mới được chư Phật chứng giám.

Việc đặt tiền công đức các ban thờ như thế không những không được trang nghiêm mà còn là nguyên nhân gây ra những tiêu cực khác trong xã hội.

Về phóng sanh, phóng sanh là thiện hạnh, đem lại niềm vui, cuộc sống cho sinh linh, nhưng nếu không có trí tuệ, phật tử lại tiếp tay cho việc làm tốt đẹp ngàn đời trở thành một phương tiện mưu sinh và làm khổ các loài sinh linh đáng thương.

Khi đi đường gặp thợ săn săn bắt một con vật hay khi đi chợ thấy loài chim, cá sắp bị làm thức ăn, chúng ta khởi lòng từ bi, mua về thả ra, mang lại sự sống cho các loài sinh vật đó.

Việc làm đó rất đáng được trân trọng. Không nên đặt hàng để phóng sanh. Như thế vô hình trung chúng ta tiếp tay cho một nghề chuyên săn bắt.

Việc quay phim, chụp hình để làm kỷ niệm là một việc tốt nhưng có một số chùa hạn chế việc quay phim, chụp hình trong chánh điện, muốn giữ sự trang nghiêm đối với Tam bảo, giữ sự tĩnh lặng, trang nghiêm cho những người đang lễ Phật.

Cho dù có những chùa không hạn chế việc quay phim, chụp hình trong chánh điện nhưng khi trong chánh điện có khóa lễ hay có nhiều phật tử hành lễ, chúng ta hạn chế tối đa việc quay phim, chụp hình.

Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo vô thượng bồ-đề, nếu những hữu tình bị đói khát khổ, vì kiếm ăn mà tạo mọi nghiệp ác, khi nghe tên ta chuyên tâm trì niệm thì ta hãy cho ăn uống rất ngon để no thân đã, rồi sau ta mới cho ăn pháp vị để lập thành người rốt ráo yên vui.

(Điều thứ 11 trong kinh Dược Sư)

Ở những không gian tôn nghiêm như chánh điện cần có sự tĩnh lặng, thanh tịnh để mọi người lắng đọng tâm tư hướng về Tam bảo.

Đầu năm đi chùa cầu bình an cho bản thân và gia đạo là ước nguyện của mọi người. Đầu năm các chùa đều tụng kinh Dược Sư để cầu bình an. Trong kinh Dược Sư có 12 đại nguyện của Phật Dược sư.

Nguyện đời sau này, khi ta đắc đạo vô thượng bồ-đề, nếu những hữu tình bị đói khát khổ, vì kiếm ăn mà tạo mọi nghiệp ác, khi nghe tên ta chuyên tâm trì niệm thì ta hãy cho ăn uống rất ngon để no thân đã, rồi sau ta mới cho ăn pháp vị để lập thành người rốt ráo yên vui.

Phật tử đi chùa lễ Phật, tụng kinh là để thực hành theo lời dạy của chư Phật.

Trong kinh Dược Sư, với đại nguyện thứ 11 ở trên, Ngài dạy chúng ta hãy tạo nhân lành bằng những hoạt động từ thiện giúp đỡ những người khó khăn. Khi con người vượt qua được khó khăn vật chất sẽ nâng cao đời sống của mình trên con đường thực nghiêm tâm linh.

Như thế, chúng ta xây dựng một xã hội an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ. Sống trong một môi trường an lạc như thế, chúng ta không cầu cũng tự được an. Đó chính là niềm tin chân chính của người đệ tử Phật khi đi chùa lễ Phật đầu năm.

Thượng tọa Thích Giác Dũng (Tu viện Vĩnh Nghiêm)

Cháu đỡ bà lên chùa Bầu (Phủ Lý, Hà Nam) - Ảnh: C.Khuê
Cháu đỡ bà lên chùa Bầu (Phủ Lý, Hà Nam) - Ảnh: C.Khuê

Đừng làm chuyện phản cảm khi đến chùa

Hồi nhỏ, tôi thường được mẹ dẫn đi chùa. Mẹ mất sớm không ai dẫn đi nên tôi cũng không có điều kiện đi chùa một thời gian dài.

Không biết Phật pháp là gì. Sau này lập gia đình tôi đi chùa vào mỗi đêm giao thừa.

Nhưng rồi quá nhiều biến cố ập đến, đời sống cá nhân của tôi gặp nhiều sóng gió đến mức gần như bế tắc. May thay, cơ duyên đưa đẩy tôi lại tìm thấy niềm tin ở Phật pháp.

Nghệ sĩ Thoại Mỹ - Ảnh: NVCC

Nghệ sĩ Thoại Mỹ - Ảnh: NVCC

Những bài giảng, triết lý hay của đạo Phật giúp tôi cái nhìn thoáng hơn, biết buông bỏ những nặng nề và giải tỏa tâm lý.

Cứ đi đến chùa rồi ngồi tụng kinh tôi luôn có cảm giác nhẹ nhàng, hoan hỉ.

Không biết ai sao, với cá nhân tôi, Phật pháp, đi đến chùa như sự cứu rỗi cuộc đời, giúp tôi vượt qua những khúc quanh tưởng phải buông tay, không bấu víu được.

Bất cứ lúc nào có điều kiện là tôi đến chùa, tôi đi chùa là tự bản thân muốn đến chứ không ai ép. Tôi cũng nghe người ta nói về những biến tướng, mê tín dị đoan này nọ.

Tôi lúc nào cũng trân trọng sự nhiệm màu của Phật pháp nên cái gì đúng, nơi nào trang nghiêm đàng hoàng thì mình đến, không thì bước ra.

Tôi không dám phê phán ai, nhưng bản thân tự mình nhận thức và lựa chọn thôi. Hiện tại, tôi thấy rất nhiều bạn trẻ thường rủ nhau đi chùa, theo quan điểm của tôi là tốt.

Có người bảo tụi nhỏ chưa ý thức được ý nghĩa sâu xa của việc đến chùa, hướng lòng về Phật mà đôi khi đến chỉ... check-in, chụp ảnh các kiểu.

Tôi thấy không sao, miễn các cháu đừng quá lố, đừng ăn mặc, làm chuyện phản cảm khi đến chùa.

Bây giờ có thể các cháu chưa cảm nhận được quan niệm nhân sinh hay của nhà Phật, nhưng cứ đi như một thói quen, đến giai đoạn nào đó đủ trải nghiệm các cháu sẽ hiểu được sự bình an trong tâm hồn khi đến những nơi linh thiêng, trang trọng như thế.

Nghệ sĩ Thoại Mỹ

Chùa Nôm chiều mùng 6 Tết - Ảnh: T.Hòa

Chùa Nôm chiều mùng 6 Tết - Ảnh: T.Hòa

Bỏ hết những âu lo sau cánh cổng chùa

Thường thì sau giao thừa hoặc từ mùng 1 Tết mọi người hay đi chùa. Nhưng những năm gần đây tôi thấy mọi người đi chùa sớm hơn.

Có những người từ 29 Tết, thậm chí trước đó họ về chùa phụ làm công quả, gói bánh chưng bánh tét để làm từ thiện rất hăng say.

Diễn viên Lê Bê La - Ảnh: NVCC

Diễn viên Lê Bê La - Ảnh: NVCC

Điều này có phải mọi người đã bớt đi niềm vui thế gian, bắt đầu tập trung phía bên trong con người, tìm cái gì đó riêng cho mình?

Tôi ngạc nhiên có những bạn trẻ sinh những năm 2000 đã về chùa trước Tết, bưng bê hoa, cắm bông hoa dâng Phật. Nhìn các em, tôi thấy vui trong lòng.

Các em hẳn cũng đã xin phép ba mẹ và tôi tin những người làm cha mẹ sẽ vui và an lòng vì thấy con mình làm việc thiện thay vì những tệ nạn như đánh bài, đua xe...

Có nhiều người đầu xuân chọn viếng nhiều chùa. Có người khi có vị tôn sư của họ rồi thì họ về chùa đó thăm sư phụ, lễ Phật. Có người về chùa vì đồ chay ăn ngon, chùa đẹp, chùa linh.

Bao nhiêu năm tôi vào chùa xin Phật và nhìn ngắm mọi người vào chùa với tâm thế trang nghiêm, vui vẻ.

Lúc đó trông ai cũng đủ đầy, xinh đẹp, dễ thương. Tôi nghĩ văn hóa đi chùa cần chỉnh trang lại từ khâu trang phục. Tôi không đồng tình mặc váy ngắn đi chùa. Trong chùa đang trang nghiêm kín đáo, việc mặc váy thể hiện sự không tôn trọng.

Chùa đông sẽ có thể xảy ra tình trạng rối loạn. Nên tự biết bảo quản tư trang kẻo đi chùa mà mất giày dép, mất đồ thì không vui. Việc cho tiền lẻ lên bàn thờ Phật ở chùa cũng không văn minh.

Phật là bậc tối thượng, tiền tài đối với Ngài không có gì nữa mà tại sao người trần tin vào điều huyễn hoặc. Điều này thuộc về mê tín rồi, không đơn thuần là đi chùa nữa.

Tôi mong ước mọi người đi chùa tâm thế an nhiên, cùng nhau ăn chén cơm chay, hòa quyện vào không gian yêu thương, quỳ xuống chân Phật cầu xin sự bình an cho mình và cho tất cả mọi người. Những sân si, muộn phiền hãy bỏ đi hết ở ngoài cổng chùa nhé.

Diễn viên Lê Bê La

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).

Thông tin hàng ngày