Đi lễ chùa ngày Nguyên đán

Chùa Phúc Lâm - TP.Biên Hòa trong ngày Tết (ảnh của TT.Thích Minh Trí)
Chùa Phúc Lâm - TP.Biên Hòa trong ngày Tết (ảnh của TT.Thích Minh Trí)
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Nguyên đán Quý Mão, mở Facebook ra, được chiêm ngưỡng vô vàn những tấm ảnh cảnh chùa ngày đầu năm. Nhiều bạn bè, đồng nghiệp, người quen của tôi đăng ảnh đi lễ chùa và ‘check-in’ tại chốn thiền môn, già-lam cổ tự trong ngày đầu năm mới.

Nhà báo lão thành Nguyễn Thế Nghiệp - Cựu nhà báo của Thông tấn xã Việt Nam, nguyên Trưởng đại diện Thông tấn xã Việt Nam tại Lào chia sẻ những tấm ảnh ông cùng vợ đi lễ chùa Tứ Liên (Hà Nội) vào sáng mồng Một Tết Quý Mão. Tứ Liên là ngôi chùa cổ có từ năm 1631, tên chữ Tam Bảo tự, tọa lạc ở đường Âu Cơ, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội. Ngôi chùa có diện tích khá rộng, toạ lạc trên một khoảng đất cao ráo giữa con đê sông Hồng và hồ Tứ Liên ở mạn đông-bắc Hồ Tây. Đây là ngôi chùa rất đẹp, quanh năm thu hút đông đảo người dân Thủ đô tới lễ Phật, ngắm cảnh.

Nhà báo lão thành Nguyễn Thế Nghiệp đến chùa lễ Phật nhận lộc ngày đầu năm

Nhà báo lão thành Nguyễn Thế Nghiệp đến chùa lễ Phật nhận lộc ngày đầu năm

Ông Nguyễn Thế Nghiệp là tác giả của rất nhiều cuốn sách, trong đó nổi tiếng với những sách viết về tình hữu nghị Việt Lào như: “Vững bền hơn núi, hơn sông”; “Sáng mãi một tình yêu”... Ông cho biết, từ khi nghỉ hưu, ông vẫn chăm chỉ viết sách, và thường xuyên lui tới các ngôi chùa để thả hồn vào không gian tịch mịch, thư thái tâm hồn.

Nhà báo Trịnh Hoài Linh, phóng viên Đài PTTH Hà Nội, cho biết năm nay chị ăn Tết tại quê nhà ở tỉnh Bắc Giang. Sáng mồng Một xuân Quý Mão, chị cùng gia đình đi lễ chùa Vĩnh Nghiêm. Là ngôi cổ tự nổi tiếng, nên đầu năm chùa Vĩnh Nghiêm thu hút rất đông Phật tử, người dân đến lễ Phật và vãn cảnh. Chùa Vĩnh Nghiêm, còn được gọi là chùa Đức La, là một ngôi chùa cổ tại làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Chùa Vĩnh Nghiêm - Bắc Giang là ngôi chùa cổ, là nơi lưu giữ lại bộ mộc bản gốc duy nhất của Phật phái Trúc lâm, đã được UNESCO trao Bằng công nhận 3.000 mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là di sản tư liệu ký ức thế giới. Chùa được công nhận là một trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước, nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam. Năm 2015, chùa được Nhà nước Việt Nam công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.

Gia đình diễn viên Đào Kim Oanh

Gia đình diễn viên Đào Kim Oanh

Diễn viên Đào Kim Oanh khoe trên Facebook những tấm ảnh đi lễ chùa ngày mồng Một Tết. Sinh năm 1975, Kim Oanh là nữ diễn viên nổi tiếng với những vai phản diện, trong rất nhiều bộ phim phải kể đến như: Sóng ở đáy sông (2000), Những ngọn nến trong đêm (2002), Những giấc mơ dài (2004), Ma làng (2007)… Hiện cô làm biên tập viên Đài Truyền hình Việt Nam, phòng Sân khấu - Ban Văn nghệ.

Nhà báo Nguyễn Thị Lan Anh, biên tập viên ở tạp chí Phụ Nữ Mới, khoe ảnh đi lễ chùa Quỳnh Lôi ở huyện Thanh Trì Hà Nội. Chùa có tên chữ Long Khánh tự là một di tích có bề dày lịch sử gắn liền với sự hình thành và phát triển của ngàn năm Thăng Long Hà Nội. Chùa có quy mô kiến trúc bề thế, cảnh quan thiên nhiên đẹp hữu tình; Hệ thống hiện vật đa dạng phong phú, có giá trị văn hóa lâu đời và là di tích quan trọng, một danh lam cổ tích của Thủ đô Hà Nội.

Một số nhà báo cho biết đêm giao thừa ở chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn, được trải nghiệm một đêm trừ tịch ấn tượng không thể nào quên.

Nhiều Tăng ni trụ trì một số ngôi chùa cũng cho biết, từ suốt đêm Trừ Tịch đến sáng và cả ngày Nguyên đán Xuân Quý Mão, rất đông đảo người dân, Phật tử đi lễ chùa đầu năm.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

GNO - Thầy và trò hay sư phụ và đệ tử là những người có nhân duyên quyến thuộc đạo pháp nhiều đời. Mỗi người đều có trách nhiệm và bổn phận khác nhau. Chu toàn phận sự của mình thì Phật pháp mới xương minh, tứ chúng thập phương an ổn.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1246 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Con đường đến Sơ quả

GNO - Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời. Trong rất nhiều kinh, Đức Phật dạy muốn thành tựu Sơ quả thì trước tiên cần thành tựu giới, kế đến chứng đắc định (bốn bậc thiền), sau đó phát huy tuệ đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên: Thân kiến, giới cấm thủ và nghi.

Thông tin hàng ngày