Dự án Ni giới Tây Tạng kêu gọi nguồn nước khẩn cấp cho Ni viện Dolma Ling

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1154 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1154 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
0:00 / 0:00
0:00

GN - Dự án Ni giới Tây Tạng, một tổ chức từ thiện có trụ sở tại Seattle và quận Kangra của Himachal Pradesh, Ấn Độ, đã ra thông báo kêu gọi tài trợ khẩn cấp cho các nhu cầu về cải thiện nguồn nước nhằm hỗ trợ cho chư Ni đang sinh hoạt tại Ni viện Dolma Ling và giúp họ tiếp cận được với nguồn nước sạch.

Nước là sự sống, nhưng trong những năm gần đây, nguồn nước đến khuôn viên Ni viện Dolma Ling ngày càng khan hiếm. Chư Ni cũng đã yêu cầu một nguồn cung cấp nước an toàn và đáng tin cậy trong nhiều năm liền. Nhưng hiện tại, lượng nước rất ít và chất lượng vô cùng kém, tình hình của nước sạch đang trở nên rất khó để quản lý được”, dự án Ni giới Tây Tạng cho biết.

Được khánh thành bởi Đức Dalai Lama vào năm 2005, Ni viện Dolma Ling và Học viện Biện chứng Phật giáo nằm ở thung lũng Kangra, gần Dharamsala, thuộc miền Bắc Ấn Độ. Ni viện là học viện đầu tiên về mảng giáo dục Phật giáo dành cho chư Ni Tây Tạng từ tất cả các truyền thống và được tài trợ hoàn toàn bởi dự án Ni giới Tây Tạng.

Nguồn cung cấp nước của Ni viện được lấy từ dòng chảy của một dự án thủy điện nhỏ được lắp đặt trên con sông chảy qua Ni viện. Dự án mới nhằm tiếp cận nguồn cung cấp nước đối với hệ thống này sẽ được chính quyền địa phương tài trợ một nửa và cũng sẽ phục vụ cho 800 hộ dân của ngôi làng bên dưới Ni viện.

“Chi phí mà chư Ni phải trả là 29.680 đô-la Mỹ và bao gồm lưu trữ nước, khử trùng bằng clo và lắp đặt đường ống dẫn nước cho 400 người ở Dolma Ling. Nguồn cung cấp nước mới này sẽ phục vụ toàn bộ khuôn viên trường, bao gồm các khu Ni xá, chỗ ở của giảng viên, phòng y tế và nhà khách”, dự án Ni giới Tây Tạng chia sẻ.

Hệ thống nước hiện có của Dolma Ling đã có trải qua hàng chục năm. Nó dựa vào hệ thống cũ của địa phương, dẫn nước từ những ngọn đồi phía trên tu viện đi qua các con suối do dân làng cai quản. Người dân sử dụng nước trong đường suối này để chăn nuôi, tưới tiêu và các mục đích sinh hoạt khác.

Vào năm 2019, chư Ni đã lắp đặt một giếng khoan ở phía trước khu Ni xá. Nước giếng được bơm qua một hệ thống lọc và làm sạch, sau đó cung cấp trực tiếp cho nhà bếp, vòi nước trong nhà ăn, và các nồi nước đun sôi để chư Ni châm nước vào các bình giữ nhiệt. Tuy nhiên, giếng khoan này cũng không đủ cung cấp cho tất cả các nhu cầu của tu viện.

Khi kênh cung cấp nước cạn kiệt dẫn đến việc thiếu hụt nước trong Ni viện. Những năm qua, chư Ni phải thường xuyên lội bộ lên suối vào sáng sớm hoặc chiều tối để tìm hiểu nguyên nhân vì sao nước không chảy. Sự mở rộng nhanh chóng của ngôi làng phía trên tu viện dẫn đến nhu cầu nước sạch ngày càng gia tăng.

Gần đây, chư Ni còn bị những người dân trong làng cảnh báo rằng họ đã đổi hướng dòng suối đến vùng đất của họ và không cho phép chư Ni lấy nước từ dòng suối nữa. Vì vậy, nhu cầu cấp thiết hiện nay là tìm kiếm một nguồn nước sạch mới để cung cấp cho chư Ni đang sinh hoạt tại đây.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày