Gỏi thanh trà ăn lạ miệng

GNO - Là người Huế chắc có lẽ ai cũng biết trái thanh trà? So với trái bưởi miền Nam thì thanh trà rất chi là khiêm tốn, nhỏ nhắn bé xinh. Hương vị đằm thắm thanh thanh, dìu dịu. Thoạt nhìn thì giống trái bưởi, chỉ có người ở xứ sở mới thiệt sự tỏ tường, phân biệt được đâu là bưởi, đâu là thanh trà.

IMG_0856.JPG


Trái thanh trà và món gỏi lạ miệng - Ảnh: Ng.Hân

Những người con của Huế xa quê nhìn thấy những món ăn dân dã quê hương ai cũng quý, cũng tấm tắt khen ngon, muốn mua thiệt nhiều để làm quà để giới thiệu món đặc sản quê hương.

Thanh trà đúng mùa phải qua tháng 8 âm lịch. Mấy mệ mấy dì thường dặn mua thanh trà về để dành làm gỏi cúng quá đường cho quý Ôn, quý thầy nghe mà quý mà thương. Thương cái chịu thương chịu khó của mệ, thương cái tình mệ ở chùa chăm sóc những bữa cơm chu đáo.

Thanh trà mệ mua về làm gỏi thường để dành dưới gầm tủ, gầm di-văng, mệ nói: để dành cho đến khi héo vỏ thanh trà sẽ mọng nước và ngọt hơn khi mình ăn lúc trái còn tươi.

IMG_0853.JPG

Làm gỏi mệ trộn đơn giản với một ít khuôn đậu xắt mỏng chiên vàng xắt sợi, một ít cà rốt, dưa leo, củ kiệu xắt sợi bóp qua với một ít muối và vắt khô, thêm một ít rau răm, rau quế, muối mè đậu phụng hay vài hạt điều ăn cùng bánh tráng hay bánh phồng đều rất ngon. Ngoài món gỏi thanh trà, những món ăn mệ nấu cúng dường đều thanh đạm, đậm đà hương vị nghĩa tình.

Tường Vy

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Buổi họp mặt tri ân chư tôn giáo phẩm Tăng Ni đã đồng hành và đóng góp phát triển Phật giáo Q.Bình Thạnh, vào ngày 21-6

Một lòng tri ân

GNO - Ngày 21-6 vừa qua tại chùa Dược Sư (P.11), Ban Trị sự GHPGVN Q.Bình Thạnh (cũ) đã tổ chức buổi họp mặt tri ân chư tôn giáo phẩm Tăng Ni đã đồng hành và đóng góp phát triển Phật giáo quận nhà kể từ khi thành lập đến khi đồng loạt dừng hoạt động của Ban Trị sự cấp huyện từ ngày 1-7.

Thông tin hàng ngày